Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

The Ninth Winter Retreat- Nhập thất mùa đông 2017

Nhập Thất Mùa Đông Lần Thứ Chín

Các đạo hữu thân mến,
Tôi hy vọng tất cả mọi người thành đạt trên cả đường công danh cũng như đường đạo. Tôi cũng hiểu rằng tất cả mọi người phấn đấu rất là mãnh liệt để đạt được những thành quả tốt đẹp cho kiếp sống này, nhưng không chắc những nỗ lực đã đủ cho những cuộc đời của các kiếp sau.
Chúng ta thường nói thời gian đi như bay! Chính vì thời gian qua nhanh như bay, chúng ta đang tiến gần đến một nơi mà niềm hy vọng để được nương tựa rất là mong manh trừ khi chúng ta chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Nay cũng là thời điểm để nhắc nhở với mọi người, nhập thất mùa đông lần thứ chín kể từ khi Lama Sang thân yêu của chúng ta viên tịch cũng sắp bắt đầu. Chúng tôi sẽ khai mạc nhập thất mùa đông lần thứ chín vào ngày 27 của tháng này.
Chúng tôi sẽ hành trì pháp Bổn Sư Liên Hoa Sanh qua công phu trì tụng hàng triệu biến thần chú của Ngài trong hai ngày trước khi nhập thất mùa đông chính thức bắt đầu để xua tan hết tất cả mọi chướng ngại cho nhập thất mùa đông, và đặc biệt là những chướng duyên làm cản trở con đường tu của chúng ta.
Một trong những cách tốt nhất để tích lũy công đức là hoan hỉ tán thán công đức của người khác và kể cả việc tham gia thể xác cũng như tinh thần vào bất kỳ hoạt động Phật sự của người khác.

Năm nay chúng ta thực hành giống như mọi năm, xin quí vị hãy vui lòng tham gia trì tụng thần chú trăm âm càng nhiều càng tốt trong suốt khóa tu nhập thất mùa đông trong tâm thức quán tưởng quí vị đang thật sự tham gia nhập thất mùa đông cùng chung với chúng tôi ở đây để tất cả chúng ta cùng chia sẻ các đại công đức của nhập thất mùa đông và chúng ta cùng nhau tham gia hồi hướng công đức tại lễ bế mạc.
Chân thành cảm ơn tất cả quí đạo hữu đã có động lực vĩ đại, sự chuyên cần và tấm lòng vị tha của quí vị.


Dear All Dharma friends,
Hope everyone is doing good with Things for your worldly life and Dharma life. I understand everyone is trying hard to accomplish things for this life but not very sure if trying hard enough for the next lives,
As we say time flies! Because of time flies, we are getting closer some where there is not much hope to hold on to unless we prepare well now.
It’s a time to remind all of you that the ninth winter retreat since our dear Lama Song past away is just about to begin. We will start the winter teachings on 27th of this month.
We will practice Guru Rinpoche through recite millions of his Mantra for two days before the actual winter teachings to begin to remove all obstacles and specially obstacles with our Dharma practices.
It’s a great way to a create merits through rejoice with merits of others and also physically and mentally participate any Dharma activities of others.
We do this as the other years, please recite hundred syllable mantras as much as you can during the winter retreat through thinking that you are participating the winter teachings together with us so that we will all share the great merits and dedicate together at the end.
Thank you so much for your great motivation, diligence and kindness.
Hungkar Dorje 2017/11/24

http://www.hungkardorje.com/index.php

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

CHUYỄN HÓA CHƯỚNG NGẠI THÀNH ĐẠO GIẢI THOÁT

TRANSFORMING OBSTACLES INTO BUDDHAHOOD.
Teaching by Hungkar Dorje Rinpoche

https://youtu.be/uyu8bzLCCc4
 https://youtu.be/NqoBkfPmD5Q
 https://youtu.be/HXMPhbTHwCA
 https://youtu.be/EkzGkNClLjA

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

ĐẠO SƯ HUNGKAR DORJE ĐẾN SAIGON THÁNG 10/2017

Ngày 10/10/2017 Hungkar Rinpoche đến sân bay TSN


Chùa Pháp Vân, 16 Lê Thúc Hoạch, Tân Phú

Rinpoche ban phước



Tham gia buổi phóng sinh thả cá trên tàu ngày 13/10/2017




Các chú cá dưới hầm tàu sắp được thả

Photos by : Hoa Nguyen Van , Gladys Tr , Thi Thao Ly Nguyen, Thu Binh Phan.

HUNGKAR DORJE - 2017 TEACHING TOUR : SAIGON, VIETNAM


http://original.livestream.com/hungkardorje2012teachings/video?clipId=pla_b83e011c-dfb4-4a14-bbde-19dd78433f43&cachebuster=55847851




TARA là Sức Mạnh của Tâm


Đức Lục Độ Mẫu là vị Phật Mẫu, là hiện thân của Pháp hành (hoạt động lợi tha), là vị Phật của lòng Đại Bi. Ngài mang lại sức mạnh cho tất cả những ai có lòng tin, cầu nguyện tới Ngài, trì tụng minh chú của Ngài. Vì vậy chúng ta cầu nguyện đến Đức Lục Độ Mẫu, trì tụng minh chú của Ngài để đạt được thành công, không những trong cuộc sống bình thường mà cả trong đường tu. Cái mà Đức Tara ban cho chúng ta chính là sức mạnh của tâm.



Thịnh vượng là điều tất yếu cần thiết cho nhân loại, nhưng sự phồn vinh này lại tùy thuộc vào ba loại nhân tố và điều kiện.
Thứ nhất, tùy thuộc vào thành quả của tu học. Thứ hai, tùy thuộc vào sự nổ lực và sự cần mẫn. Thứ ba, tùy thuộc và công đức và sự may mắn.
Nếu công đức và sự may mắn tăng trưởng thì phúc khí, hưng thịnh, quyền lực và hạnh phúc cũng sẽ tăng trưởng theo.
Phật mẫu Tārā, là Thánh Mẫu thiện hạnh của tất cả chư Phật. Vì vậy, thực hành trì tụng thần chú và cúng dường Ngài sẽ mang lại nhiều phúc lạc, năng lực cũng như công danh.
Vì lý do đó, để làm tăng trưởng sự hòa bình và hạnh phúc cho thế giới cũng như phúc khí và công đức cho tất cả mọi người. Hungkar Dorje Rinpoche sẽ chủ trì Lễ cầu nguyện Phật Mẫu Tārā.
Hạ Long ngày 6 tháng 10, năm 2017
Hungkar Dorje Rinpoche

GREEN TARA MONLAM
Flowers from Clouds of Merit A Green Tārā prayer festival
Prosperity is something that is definitely necessary for humans, but prosperity depends upon three kinds of causes and conditions.
First, it depends upon the results of studying. Second, it depends upon dedication and effort. Third, it depends on merit and luck.
If merit and luck increases then life, wealth, power and happiness will increase.
Noble Tārā is the goddess of the activity of all the buddhas. Therefore doing her mantra practice and making offerings to her will be beneficial in increasing business and power.
For that reason, in order to increase peace and happiness in the world and the life wealth and merit of all people, Hungkar Dorje Rinpoche will lead green Tara prayer festival.
Halong October 6, 2017
by Hungkar Dorje Rinpoche.
___

(Photos from web hungkardorje.com
 + fb Glady Tr )





Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Lời nguyện vãng sinh Tịnh độ cực lạc- Phần III - Bốn yếu tố để vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc (Amitabha: Aspiration to Reborn Dewachen Land)

Quý vị đã tham dự đầy đủ cả 3 ngày học pháp rất  tốt, và về nhà nên ôn lại bộ sách và ráng tập tụng những lời nguyện này cho quen, khi tập tụng nhớ  ý nghĩa Thầy giảng - qui tắc ta nên tập tụng cho quen để nhập tâm / tạo nhân vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc.


Như Thầy đã giảng trong mấy ngày qua, một trong những lý do chính ta phải tu hành  là  để chuẩn bị cho tương lai khỏi phải bị đọa vào những cõi thấp rất  khổ sở - nếu ta không chuẩn bị rõ ràng đầy đủ thì chắc chắn sẽ phải thọ khổ vô cùng,  chúng ta phải hạ quyết tâm ngay trong lúc này trong giây phút này  phải tu hành, khởi sự tu hành để chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp hơn, cho những đời sống sau này tốt đẹp hơn.


Khi tu hành chúng ta đặt nền tảng con đường là Bồ Tát Đạo,  từ con đường đó sẽ dẫn ta đến giải thoát, như trong Bộ Luận ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ của Tổ Tịch Thiên Shantideva Ngài nói nếu chúng ta không tích tụ công đức thì khi chết, ở trong cõi thân trung ấm, ta sẽ gặp những hiện tượng (mà những hiện tượng này thực sự là phóng chiếu từ tự tâm ta), nhưng nó rất  khủng khiếp khủng hoảng,  lúc đó người chết muốn tìm kiếm sự bảo vệ cũng không được. Nhưng Ngài Tịch Thiên đã nói nếu lúc còn sống biết chuẩn bị cho cái chết thì khi chết , ta như có được người đồng minh yểm trợ trong cõi chết, người đồng minh này là chính là sự tu hành của ta lúc còn sống. Nếu không đủ công đức do không tu hành đầy đủ thì lúc chết chắc chắn ta sẽ bị khủng hoảng trong diễn trình chết - để khỏi bị khủng hoảng trong diễn trình chết  ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Nếu muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc phải hội đủ 4 nhân duyên : 

1- Chúng ta phải tạo công đức giải trừ nghiệp chướng của mình - trong bộ luận này có nói là  ta có thể giải trừ nghiệp chướng của mình qua Lời Nguyện 7 Chi -  trong Lời Nguyện 7 Chi có phần Phát Lộ Sám Hối,  khi chúng ta tu  cần tích tụ công đức, khi  đủ công đức thì từ từ ta sẽ giải trừ hết nghiệp chướng của mình, như vậy có thể nói tích tụ công đức và giải trừ nghiệp chướng  là hai mặt của một vấn đề.

2- Ta nên tập tụng những lời nguyện này cho quen,  khi tụng có thể nói là chúng ta thay mặt chúng sinh và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc.

3- Khi tu tập , nền tảng căn bản vẫn là Bồ Đề Tâm vì Bồ Đề Tâm là năng lực hổ trợ cho pháp tu chúng ta, đây là yếu tố không thể thiếu được.

4- Khi tu tập chúng ta cần quán tưởng Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc, hàng thánh chúng của Ngài chứng giám cho việc tu hành của chúng ta.

4 yếu tố này, mỗi yếu tố có năng lực khác nhau và khi  kết hợp lại sẽ đưa đến kết quả như chúng ta mong muốn. 

Cái yếu tố thứ 3 là phát Bồ Đề Tâm (Thầy đã giảng ở chương đầu phần chuẩn bị) bây giờ ta đã xong phần 1 và 2 của bộ sách,  ta bắt đầu qua phần 3 : Lời Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc và phần hồi hướng tất cả chúng sinh đều vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc -  ý nghĩa tổng quát là nguyện hồi hướng tất cả công đức - do khi tập tụng Lời Nguyện 7 Chi và qua Bồ Đề Tâm của mình thì tất cả công đức mình đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc và trong đây cũng nguyện là ta và tất cả những ai có duyên với ta đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc .

Khi nói liên hệ với mình thì không phải chỉ gần gũi những người quen biết hoặc người thân của mình mà phải hiểu qua vô lượng kiếp mình đã liên hệ với tất cả vô lượng chúng sinh, lời nguyện này nói sau khi con chết rời bỏ kiếp sống này, nguyện cho con được diện kiến Đức Phật A Di Đà cùng với quyến thuộc của Ngài. 

Thông thường người lúc lâm chung hay sắp chết thì hầu hết ai cũng bị bịnh và khi mình biết mình sắp chết thì trong diễn trình chết có thể mình sẽ gặp đau đớn khổ sở do bịnh nặng,  đây là chướng ngại rất lớn vì khi đó mình không thể tập trung tư tưởng hay tập trung vào bộ pháp hay cách quán tưởng để đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.
Bởi lý do đó ngay trong lúc còn khỏe mạnh còn sống , ta phải thường xuyên tu tập và nguyện với Đức Phật A Di Đà hộ trì cho mình khỏi  cảnh khổ khi mình chết.
Nếu mình tu tập thường xuyên như vậy thì lúc chết mới có thể quán tưởng được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn  hộ trì , mình mới có được cái chết an lành, do chúng ta thấy được Đức Phật A Di Đà và 7 vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài hiện ra, tiếp dẫn chúng ta một cách nhẹ nhàng và đưa chúng ta đến Tịnh Độ Cực Lạc một cách nhẹ nhàng.
Trong đời Thầy, Thầy đã gặp nhiều người lâm chung rất  khổ sở, nhiều trường hợp không biết người đó chết hay chưa - vì bất tỉnh trong thời gian dài nhiều năm mà hơi thở vẫn còn thoi thóp - lúc đó nói họ chết cũng không đúng, mà nói họ sống cũng không đúng, tại vì họ không tỉnh. Chúng ta nếu muốn tránh trường hợp này thì  phải rất cẩn thận, phải tu hành để khỏi gặp cảnh đó khi lâm chung. 
Thầy có gặp một người Nhật ở Đại Học Bắc Kinh, người này nói với Thầy là Phật Giáo chán quá nói toàn những chuyện chán nản không, suốt ngày cứ nói về cái chết, về vô thường, về khổ...toàn là những chuyện không có vui tai, nhưng chúng ta phải hiểu mục đích của Phật Giáo dùng những yếu tố này để phấn khích chúng ta tu hành từ đó mới đi đến mục đích ta muốn, chứ không phải dùng những cái này mà không có mục đích gì. 
Nói tiếp về cái khổ thì trong lời bộ sách này có diễn tả về cái khổ của các cõi dưới , chúng sinh phải thọ khổ rất nặng, ngay cõi sung sướng nhất là cõi trời cũng vậy cũng rất vô thường và luôn luôn biến chuyển, thành ra nguyện cho con sinh được tâm pháp, tâm nhàm chán các cõi trong luân hồi. 
Có một yếu tố rất quan trọng chúng ta muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc là khi lìa bỏ cõi đời lúc chết chúng ta không được  tham luyến bất cứ chuyện gì trên cõi này, nếu không chúng ta sẽ bị kéo tuột trở lại.
Có trường hợp 1 ông thầy lúc chết đang trên đường tới Tịnh Độ Cực Lạc thì lúc đó ông nghe tiếng chuông chày trống của các thầy đang làm lễ,  ông nghe thấy vui tai quá, khởi tâm thấy vui thích, liền lúc đó ông bị kéo tuột trở lại.
 Có câu chuyện ông sư có một số tiền giấu trong tường. Lúc chết ông luyến tiếc tiền, thành ra thần thức ông không có đi được mà cứ lẩn quẩn ở đó, và đến lúc người ta vô tình mở cái tường ra thì thấy mấy đồng tiền giống như có in hình con cóc con nhái, đó là do thần thức của ông nặng nề đến nỗi  tạo ra hình ảnh đó dính vào đồng tiền.
Một câu chuyện nữa trong kinh là có một thiếu nữ rất đẹp, cô rất yêu những cái đẹp của mình tức là chấp vào cái đẹp, khi cô chết thì xác cô được chôn dưới đất, thần thức của cô ta không chịu đi bởi vì lúc nào cũng muốn bảo vệ sắc đẹp của mình, do sự bám chấp đó cô lại sinh trở lại thành con rắn bảo vệ ngôi mộ cái xác, giữ cái đẹp cho mình. 
Những chuyện trên đời này như thân nhân, tài sản... là những chướng ngại rất lớn khi chúng ta chết, chúng ta phải xã bỏ cho sạch,  chúng ta phải hiểu từ vô thủy cho tới bây giờ, qua vô lượng kiếp chúng ta khổ sở rất nhiều rồi, khổ sở không thể tưởng tượng nổi, mà vẫn chưa đủ hay sao mà còn bám chấp nhất, chúng ta phải xã bỏ cái chấp và quyết tâm phát nguyện vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc - chúng ta phải quan niệm mình giống như người đã bị tù ngục lâu năm rồi, bây giờ được mở cửa tù ra thì phải mau mau chạy cho lẹ, mau mau đi đến Tịnh Độ Cực Lạc đừng có bám chấp gì nữa.

Như vậy chúng ta cần hội đủ 4 nhân duyên để vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, tu tập luôn luôn quán tưởng Đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Độ của Ngài, và nguyện được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc và được diện kiến Ngài. Nhưng khi tu tập, chúng ta có thể có nghi ngờ thì sự nghi ngờ là chướng ngại của việc vãng sinh, nếu chúng ta tu + hội đủ 4 nhân duyên vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, tu hành rất mãnh liệt nhưng còn chút nghi ngờ thì vẫn có thể vãng sinh Tịnh Độ được nhưng chúng ta không diện kiến được Đức Phật A Di Đà ngay tức thì khi vãng sinh, mà chúng ta phải sinh ở trong hoa sen, và cái hoa sen này phải chờ 500 năm nó mới nở, lúc đó cuối cùng cũng gặp được Đức Phật A Di Đà nhưng mà rất trễ. 
Vì vậy chúng ta phải cố gắng nguyện được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, nguyện không còn chút nghi ngờ  và được diện kiến Đức Phật A Di Đà liền, không phải sinh trong hoa sen 500 năm sau mới nở. Chúng ta nguyện, quán Đức Phật A Di Đà trước mặt, ở cõi Tịnh Độ từ tay chúng ta phóng ra vô lượng cúng phẩm cúng dường cho Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài, và được Ngài ban sự gia trì, và nhờ sự gia trì của Ngài mà tâm chúng ta được thuần thục, tâm chúng ta được vững vàng không còn nghi ngờ, không còn những chướng ngại nữa, để chúng ta có thể được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc một cách dễ dàng.  

Trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà có nhiều vị Bồ Tát rất cao và nhiều hàng Bồ Tát cũng đến cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, và các Ngài từ những cõi khác đến để học pháp từ Đức Phật A Di Đà, chúng ta cũng cúng dường luôn các Ngài để thêm pháp cho các Ngài. Không những chúng ta có thể thỉnh pháp từ các vị Bồ Tát đến từ các cõi khác trong Cõi Cực Lạc để học pháp  từ các Ngài, mà khi chúng ta được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta cũng có khả năng du hí thần thông tức là có thể đi đến cõi Phật khác để học pháp từ các vị Bồ Tát ở các cõi khác - vấn đề du hành đến các cõi khác khi chúng ta được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc là chuyện rất dễ dàng, gọi là du hí thần thông. Khi du hành đến các cõi khác, ta không có bị như ở cõi người này như bị kẹt xe, phải mua vé máy bay chờ đợi sắp hàng...mà ở đó chúng ta thời gian rộng rãi, một ngày ở Cõi Cực Lạc bằng một đại kiếp ở cõi người , thành ra chúng ta có rất nhiều thì giờ để du hành và học pháp. 
Khi vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta sẽ có thần nhãn và thấy được thế giới loài người mà ta đã lìa bỏ,ta có thể quan sát chuyện gì xảy ra , quan sát những người ở lại và nhất là thân nhân, ta cũng có khả năng hộ trì và phù hộ cho họ qua những lời nguyện / tâm lực của chúng ta, và khi họ chết, ta cũng có khả năng hướng dẫn họ đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.

Thầy đã giảng xong phần Lời Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc. Bây giờ chúng ta cùng nhau tụng lời nguyện,khi tụng nhớ quán tưởng và nhớ ý nghĩa Thầy vừa giảng.

Thầy nhớ thời trẻ lúc còn tu học ở tu viện Ấn Độ, Đức Dalai Lama có tới thăm và Ngài nói với các vị tăng trẻ tu học ở đây là các ông đừng có căng thẳng quá, đừng có mong muốn thành tựu quá sớm tức là muốn thành tựu liền /chứng ngộ liền, thành ra căng thẳng rồi dùng sức quá sức, rồi mấy ông sẽ gặp chướng ngại, mấy ông phải tu cho điều hòa, từ dùng trí tuệ của mình để quyết định và để sự tu hành vững vàng, từ từ mà chắc, cũng giống như dòng sông chảy từ từ, nhìn tưởng nó  không chảy, nhưng nó vẫn chảy tiến ra tới biển, nếu mấy ông tu hành mà bám chấp quá vào sự thành tựu muốn mau chóng thành tựu, thì nó sẽ thành chướng ngại, bởi vì tâm quá căng thẳng.
Khi chúng ta tụng lời nguyện trường thọ cho Thầy thì lời nguyện này được viết bởi Đức Dalai Lama tại Dharamsala năm 1995, sau này khi Thầy gặp lại Đức Dalai Lama tại Los Angeles, Ngài có nói là khi ta viết cái câu cho ông là ông phải dùng văn, tư, tu, trong diễn trình tu chứng, cái ý tôi muốn nói là ông phải văn, tư, tu cả tất cả dòng phái khác không phân biệt, chứ không phải ông cho là mình đã thành tựu rồi mà không có tu học tiếp, Ngài nói đó là dạy cho ông cách tu hành.
Thầy muốn nhấn mạnh một lần nữa là khi chúng ta tu hành mà  có tâm mong cầu gấp gáp thành tựu thì đó là  sự chướng ngại.

Không khí ở cõi Tịnh Độ Cực Lạc rất trong lành mát mẽ thơm tho và có nhiều trận mưa hoa từ trên không rơi xuống làm trang nghiêm cõi Tịnh Độ, và tất cả cảnh vật ở đây làm cho các căn của chúng sinh cảm thấy vui thích và có những thiên nữ chuyên về cúng dường thị hiện những tràng hoa cúng dường Chư Phật. 
Chúng sinh ở đó lúc nào muốn nghĩ ngơi thì lập tức sẽ xuất  hiện ra một cái giường rất mềm mại gối lụa mềm mại để nghĩ ngơi, có thể điều chỉnh bằng hay nghiêng tùy ý, khi nằm nghĩ ngơi muốn nghe pháp thì có những loài chim xuất hiện hót những âm thanh về pháp/nói pháp cho mình nghe, và lúc nào không muốn nghe nữa thì lập tức những con chim nó im tiếng không hót nữa, ngoài ra muốn tắm rửa thì có những ao báu xuất hiện và muốn nhiệt độ nào thì tự nhiên nước sẽ đúng nhiệt độ mình muốn/ nóng lạnh tùy ý.
Tóm lại đó là những điều tốt đẹp ở cõi Tịnh Độ. Một khi người nào đã vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc thì có thể lựa chọn: thứ nhất là lựa chọn tu Đại Thừa trãi qua các giai đoạn để thành tựu, chứng ngộ, thành Phật, giải thoát tất cả chúng sinh đều được, hoặc người nào muốn ở lại lâu cõi Tịnh Độ Cực Lạc để phụng sự Đức Phật A Di Đà thì cũng được - tức là trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì Đức Phật A Di Đà trụ cõi Tịnh Độ Cực Lạc rất lâu vô lượng kiếp không thể tính đếm được, nhưng dù không thể tính đếm được, cũng có lúc Đức Phật A Di Đà thị tịch,  khi Ngài thị tịch lúc đó Ngài Quán Thế Âm sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà để chủ trì cõi Tịnh Độ Cực Lạc, rồi khi Ngài Quán Thế Âm thị tịch , Ngài Kim Cang Thủ sẽ thay thế tiếp nối như vậy tất cả sẽ có vị Bồ Tát thay thế. 
Nếu ai muốn trãi qua hết các giai đoạn ở đó để phụng sự tất cả vị ở đó cũng được, ngoài ra muốn tu hành để giải thoát cứu độ chúng sinh cũng được. Quý vị muốn cách nào thì phải phát nguyện. Nếu chúng ta coi kỹ lại trong Đại Thừa thì giai đoạn tu thành Phật tu trãi qua các địa, từ sơ địa lên đến thập điạ thành Phật, thì từ khi tu hành đến khi thành Phật là trãi qua 3 A tăng kỳ kiếp tức là thời gian rất lâu mới thành Phật, trong thời gian đó  phải tạo công đức giải trừ nghiệp chướng, tích tụ phước huệ, lúc đó mới thành Phật được. Nhưng mà trong đây chúng ta thấy  Đức Phật A Di Đà, Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ,  các Ngài có trãi qua các giai đoạn đó không, thì Đức Phật A Di Đà Ngài cũng tu hành như vậy, Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ cũng vậy. 
Nhưng Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ - các Ngài tu hành  đắc lên bậc địa rất  cao,vì muốn cứu độ chúng sinh nên trụ cái thân Bồ Tát trong thời gian rất  lâu để độ chúng sinh.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng vậy, Ngài tu hành và đắc Bồ Tát địa rất  cao, nhưng Ngài vẫn trụ thân Bồ Tát trong thời gian rất  lâu để cứu độ chúng sinh. Nếu nghĩ về công hạnh hay là tâm của các vị Bồ Tát thì chúng ta không thể nghĩ bàn được. Các vị Bồ Tát trụ thế bao nhiêu lâu cũng được, hay trụ suốt thời gian luân hồi cho tới không còn chúng sinh nào bị giữ trong đó.
 Khi chúng ta còn đang trong giai đoạn tu hành và muốn được như vậy thì phải phát nguyện rất mạnh, mãnh liệt và chân thành để tương lai có thể trợ duyên cho các vị Bồ Tát trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc để giúp các Ngài cứu độ chúng sinh.
Nếu chúng ta nguyện thì không nên nguyện những lời nguyện hạn hẹp nhỏ bé, mà nên có những hạnh nguyện rộng lớn thí dụ như để trụ trong cõi Tịnh Độ lâu dài, và để trợ duyên cho các vị Bồ Tát trong các công hạnh mà các Ngài cứu giúp chúng sinh, độ sinh. Như trong bộ sách này có nói lời nguyện trước khi con thành Phật giải thoát thì nguyện cho con được như các vị Đại Bồ Tát này, thí dụ như nguyện cho bất cứ chúng sinh nào nghe đến danh hiệu của con đều được cứu độ, hay là nguyện cho con thị hiện được vô số thân để cứu độ tất cả chúng sinh, và khi nguyện như vậy chúng ta phải nguyện nhiều lần một cách chân thành cho quen. Đức Phật A Di Đà khi Ngài còn tu chưa thành Phật, thì Ngài có nguyện là sau này khi Ngài thành Phật, nếu có ai mà cầu nguyện với Ngài thì sẽ được thành tựu mọi ước nguyện và sẽ được thanh tịnh nghiệp chướng. Trong lời nguyện này chúng ta thấy có câu là ai mà nghe danh hiệu của Đức Phật A Di Đà thì sẽ được giải trừ nghiệp chướng, sẽ được hộ trì khỏi mọi khổ nạn như nạn nước, nạn lửa, tai nạn, chết bất đắc kỳ tử, nạn trộm cắp, nạn ma ám... thì điều này cho thấy là khi nguyện với  Đức Phật A Di Đà  mặc dù chúng ta đã tạo nghiệp trong quá khứ và cái nghiệp của chúng ta đến lúc chín muồi nó sắp kết quả nhưng nếu nguyện với Ngài thì mình có thể tránh được những quả báo nó kết -  đây là những lời được chính Đức Phật Thích Ca giải thích rất rõ ràng. 

Trong phần kết thúc của lời nguyện này, khi ta nguyện với Đức Phật A Di Đà, chúng ta tán thán công đức của Ngài, kính lễ Ngài, nhờ vậy ta sẽ được sự hộ trì của Ngài trong đời này và tất cả kiếp sau, do sự gia trì của Ngài mà ta sẽ được sự kiết tường tốt đẹp... và  đắc được ba thân Phật: Hóa Thân, Báo Thân, và Pháp Thân và chúng ta sẽ giác ngộ được Pháp Tánh. 
Chúng ta cũng hiểu do năng lực của Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài mà những mong ước của ta sẽ được thành tựu, nhất là thành tựu được Phật Tánh tức là được giác ngộ Phật Tánh. 
Bây giờ chúng ta cùng nhau quán tưởng thật rõ ràng Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài trong Tịnh Độ Cực Lạc và chúng ta cùng tụng lời nguyện tiếp tục.

Mấy ngày qua Thầy đã giảng về bộ Lời Nguyện Vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, điều chính yếu Thầy muốn nhấn mạnh là Thầy đã giảng về giới luật Kim Cang Thừa - những giới luật này cần phải được ôn tập ôn lại nhiều lần để nhớ cho kỹ, nhất là quý vị nào đang tập phát triển Đại Viên Mãn - Tối Thượng Thừa của Kim Cang Thừa, nếu muốn tu tập truyền thống Phật Giáo Tây Tạng tức là tu 3 thừa hợp nhất lại với nhau: Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, và Kim Cang Thừa, thì hành giả ít nhất phải giữ giới của Bồ Tát Thừa. Còn quý vị nào đã quen thuộc với giới Tiểu Thừa thì khi giữ giới Tiểu Thừa mình phải nhớ kỹ hành vi cư xử của mình, nói năng suy nghĩ phải hợp với giới hạnh giới luật , còn quý vị nào tu tập luôn nhớ nghĩ đến lợi ích của Phật Pháp, thì Thầy tha thiết nhấn mạnh một lần nữa là đừng bao giờ quên giới luật, giới luật mình phải nằm lòng, tự tâm mình thành khẩn phát ra. 
Khi Bồ Tát Tịch Thiên Shantideva tạo bộ luận ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ Ngài có nói một cách rất khiêm tốn là ngày xưa có những vị Tổ rất  lừng danh của phái Trung Quán [phái nói về Tánh Không] của Ngài Long Thọ Nagarjuna, trong đó Ngài có viết một câu rất khiêm tốn: ‘Tôi tạo bộ luận này không phải sáng tác điều gì mới lạ mà chỉ kết hợp lại những điều  tôi đã học hỏi từ các vị Tổ ngày xưa, cái này để cho sự học tập của riêng tôi, ích lợi của riêng tôi, chứ không có tham vọng gì hết" - đó là thái độ của Bồ Tát Tịch Thiên mà Thầy cho là rất đúng đắn của người tu học pháp - 

Trong đời  chúng ta từ nhỏ lớn lên học rất nhiều môn nhiều điều , học liên tục và bỏ ra nhiều công sức cố gắng. Trong tu hành Phật Pháp cũng vậy, nếu lâu lâu ta mới học một lần, học chút chút, rồi bỏ quên ,lâu lâu  học tiếp, thì  sẽ không thành tựu không đi đến đâu. Ta phải luôn luôn cố gắng - dù tu lâu hay mới tu - phải cầu tiến cầu học và  ôn tập những điều mình học ,việc học mới liên tục mới phát triển có kết quả như ý được. Những môn như thần học, Phật pháp... muốn thành tựu hay thông thạo thì người học phải có cư xử hành động đời sống thích hợp với môn mình học thì mình mói có thề thành công.

Khi chúng ta mới bắt đầu ,phải hiểu con đường tu ra sao.

Theo Đại Thừa muốn tu thành Phật thì hành giả phải trãi qua 3 a tăng kỳ kiếp (a tăng kỳ kiếp là 1 nhân cho lũy thừa 213) tích tụ phước huệ công đức tẩy trừ nghiệp chướng - tức là trong một thời gian dài.

Nhưng tu Kim Cang Thừa thì có rất nhiều phương tiện thiện xảo để thu ngắn thời gian, thí dụ vấn đề tích tụ công đức - chẳng hạn khi chúng ta bị nhức đầu thì lúc đó mình nghĩ tới tất cả chúng sinh ai bị nhức đầu thì mình đều nguyện xin thọ lãnh tất cả sự nhức đầu vào trong cái đầu của mình - đó là phương tiện thiện xảo để tích tụ công đức rất  mau - tóm lại nếu chúng ta dám thọ lãnh nhức đầu của tất cả chúng sinh và nếu dám xin thọ lãnh tất cả khổ não của chúng sinh vào cái thân mình thì mình sẽ tạo vô lượng công đức - đó là phương tiện thiện xảo Kim Cang Thừa. 

Một lần nữa tại tu viện bên Tây Tạng có lễ nhập thất và  lễ hội Jambhala cầu nguyện cho hòa bình kinh tế thế giới , có vài quý vị ở đây đã tham dự lễ hội này,  hầu hết chi phí tổ chức đều do Phật tử bên Hoa Kỳ cúng dường. Năm nay nghi quỹ tu tập sẽ được dịch ra tiếng Anh bởi sự phát tâm của Lama Sherab , quý vị cho một tràng pháo tay. Đôi khi chúng ta thấy người nào làm việc , mới nhìn qua tưởng dễ nhưng xét kỹ rất khó - như viec thông dịch - nhìn tưởng dễ nhưng thông dịch viên phải học nhiều năm, tập cho quen chuyển ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác, nó không dễ - dù ông thầy có giỏi đến cỡ nào chăng nữa mà không có ngôn ngữ để giảng thì cũng phải cần thông dịch viên, mà thông dịch viên làm việc nhiều bằng miệng, thành ra cần phải được nuôi ăn cho đầy đủ. 

Mấy ngày trước Thầy có giảng chúng ta đều có liên hệ xa gần với tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh trong vô lượng kiếp và mình đều có Phật tánh như nhau, đó là liên hệ xa. Còn gần là những người Phật tử. Còn liên hệ sát cạnh là tất cả những Kim Cang hữu của mình bởi vì chúng ta cùng Thầy, cùng đàn pháp cùng tu học với nhau. Vì liên hệ này nên trong tăng đoàn ta phải hòa thuận yểm trợ lẫn nhau, như hai ông thông dịch viên này làm việc khó khăn quý vị nên yểm trợ hai ông này. 

Chúng ta có kinh sách lời Phật dạy thì phải coi đây chính là khẩu của Phật.Những hình ảnh, tượng... của Chư Phật, ta phải tôn kính, đừng có quăng bừa bãi dưới đất đi ngang qua bước qua đạp lên, không quăng bừa bãi, không quăng vào thùng rác.
Chúng ta phải có thái độ tôn kính những biểu tượng thân, khẩu, ý của Chư Phật.

Hôm qua chúng ta nhận lễ quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Quy y Phật , chúng ta phải giữ giới Phật,  tất cả biểu tượng gì của thân Phật như hình, tượng, ta phải tỏ tôn kính và đặt hình tượng vào vị trí tôn kính. 
Quy y Pháp, bất cứ biểu tượng gì về Pháp chẵng hạn chỉ cần một chữ gì trong mãnh giấy cuốn kinh thì ta cũng phải tôn kính đừng quăng bừa bãi. 
Quy y Tăng, bất cứ biểu tượng gì về Tăng, ngay cả một miếng vải vụn xé rách hay áo tăng,  ta phải có thái độ tôn kính .
đó là giới khi nhận lễ Quy Y, chúng ta đã nhận giới thì phải giữ giới Phật, Pháp, và Tăng./.



http://www.hungkardorje.com/teachings/2007/seattle/amitabha.php - June 9-12, 2007 – Seattle -
Dịch từ Tạng sang Anh: Sherab Dorje ;
Dịch từ Anh sang Việt: Mr. Đạt 
ghi chép tiếng Việt : Menlha Kyid (Phan Kiều Oanh)
biên tập từ bài ghi chép: Orgyen Sam Tso (Phan Thu Bình)



Bốn ngày trọng đại nhất trong một năm

1- Ngày Phật thi triển thần thông (15/1 lịch Tây Tạng) - Chotrul Düchen
2- Ngày Phật đản sanh, thành đạo, và nhập niết bàn (15/4 lịch Tây Tạng)- Saka Dawa Düchen
3- Phật chuyển Pháp luân lần thứ nhất (4/6 lịch Tây Tạng)- Chökhor Düchen
4- Ngày Phật xuống cõi trần từ cõi trời 33 (2/9 lịch Tây Tạng)-  Lha Bab Düchen

OṂ A MI DE WA HRĪḤ

Đây là câu thần chú linh thiêng của Phật A Di Đà có năng lực bảo vệ hành giả khỏi những hiểm nghèo và chướng duyên, và vượt qua tất cả các chướng ngại trên con đường tu. Câu thần chú này còn giúp hành giả tăng trưởng tâm từ bi và lòng yêu thương, mang lại vô vàn phước lành mỗi khi tụng.
OṂ A MI DE WA HRĪḤ