Quý vị đã tham dự đầy đủ cả 3 ngày học pháp rất tốt, và
về nhà nên ôn lại bộ sách và ráng tập tụng những lời nguyện này cho quen, khi tập tụng nhớ ý nghĩa Thầy giảng - qui tắc ta nên tập tụng
cho quen để nhập tâm / tạo nhân vãng
sinh Tịnh Độ Cực Lạc.
Như Thầy đã giảng trong mấy ngày qua, một trong những lý do chính ta phải tu hành là để chuẩn bị cho tương lai khỏi phải bị đọa vào những cõi thấp rất khổ sở - nếu ta không chuẩn bị rõ ràng đầy đủ thì chắc chắn sẽ phải thọ khổ vô cùng, chúng ta phải hạ quyết tâm ngay trong lúc này trong giây phút này phải tu hành, khởi sự tu hành để chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp hơn, cho những đời sống sau này tốt đẹp hơn.
Khi tu hành chúng ta đặt nền tảng con đường là Bồ Tát Đạo,
từ con đường đó sẽ dẫn ta đến giải thoát, như trong Bộ Luận
‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ của Tổ Tịch Thiên Shantideva Ngài nói nếu chúng ta không
tích tụ công đức thì khi chết, ở trong cõi thân trung ấm, ta sẽ
gặp những hiện tượng (mà những hiện tượng này thực sự là phóng chiếu từ tự tâm ta), nhưng nó rất khủng khiếp khủng hoảng, lúc đó người chết
muốn tìm kiếm sự bảo vệ cũng không được. Nhưng Ngài Tịch Thiên đã nói nếu lúc còn sống biết chuẩn bị cho cái chết thì khi chết , ta như có được người đồng minh yểm trợ trong cõi chết, người đồng minh này là
chính là sự tu hành của ta lúc còn sống. Nếu không đủ công đức do
không tu hành đầy đủ thì lúc chết chắc chắn ta sẽ bị khủng
hoảng trong diễn trình chết - để khỏi bị khủng hoảng trong diễn trình chết
ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Nếu muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc phải hội đủ 4 nhân duyên :
Nếu muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc phải hội đủ 4 nhân duyên :
1- Chúng ta phải tạo công đức giải trừ
nghiệp chướng của mình - trong bộ luận này có nói là ta có thể giải trừ
nghiệp chướng của mình qua Lời Nguyện 7 Chi - trong Lời Nguyện 7 Chi
có phần Phát Lộ Sám Hối, khi chúng ta tu cần tích tụ công đức, khi
đủ công đức thì từ từ ta sẽ giải trừ hết nghiệp chướng của
mình, như vậy có thể nói tích tụ công đức và giải trừ nghiệp chướng
là hai mặt của một vấn đề.
2- Ta nên tập tụng những lời nguyện
này cho quen, khi tụng có thể nói là chúng ta thay mặt
chúng sinh và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực
Lạc.
3- Khi tu tập , nền tảng căn bản
vẫn là Bồ Đề Tâm vì Bồ Đề Tâm là năng lực hổ trợ cho pháp tu chúng ta, đây là
yếu tố không thể thiếu được.
4- Khi tu tập chúng ta cần quán tưởng
Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc, hàng thánh chúng của Ngài chứng giám cho việc
tu hành của chúng ta.
4 yếu tố này, mỗi yếu tố có năng lực
khác nhau và khi kết hợp lại sẽ đưa đến kết quả như chúng ta mong muốn.
Cái yếu tố thứ 3 là phát Bồ Đề Tâm (Thầy đã giảng ở chương đầu phần chuẩn bị) bây giờ ta đã xong phần 1 và 2 của bộ sách, ta bắt đầu qua phần 3 : Lời
Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc và phần hồi hướng tất cả chúng sinh đều
vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc - ý nghĩa tổng quát là nguyện hồi hướng tất
cả công đức - do khi tập tụng Lời Nguyện 7 Chi và qua Bồ Đề Tâm của
mình thì tất cả công đức mình đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được vãng
sinh Tịnh Độ Cực Lạc và trong đây cũng nguyện là ta và tất cả những ai có duyên
với ta đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc .
Khi nói liên hệ với mình thì không phải chỉ gần gũi những người quen biết hoặc người thân của mình mà phải hiểu qua vô lượng kiếp mình đã liên hệ với tất cả vô lượng chúng sinh, lời nguyện này nói sau khi con chết rời bỏ kiếp sống này, nguyện cho con được diện kiến Đức Phật A Di Đà cùng với quyến thuộc của Ngài.
Thông thường người lúc lâm chung hay sắp chết thì hầu hết ai cũng bị bịnh và khi mình biết mình sắp chết thì trong diễn trình chết có thể mình sẽ gặp đau đớn khổ sở do bịnh nặng, đây là chướng ngại rất lớn vì khi đó mình không thể tập trung tư tưởng hay tập trung vào bộ pháp hay cách quán tưởng để đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.
Khi nói liên hệ với mình thì không phải chỉ gần gũi những người quen biết hoặc người thân của mình mà phải hiểu qua vô lượng kiếp mình đã liên hệ với tất cả vô lượng chúng sinh, lời nguyện này nói sau khi con chết rời bỏ kiếp sống này, nguyện cho con được diện kiến Đức Phật A Di Đà cùng với quyến thuộc của Ngài.
Thông thường người lúc lâm chung hay sắp chết thì hầu hết ai cũng bị bịnh và khi mình biết mình sắp chết thì trong diễn trình chết có thể mình sẽ gặp đau đớn khổ sở do bịnh nặng, đây là chướng ngại rất lớn vì khi đó mình không thể tập trung tư tưởng hay tập trung vào bộ pháp hay cách quán tưởng để đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.
Bởi lý do đó ngay trong lúc còn khỏe mạnh còn sống , ta phải thường xuyên tu tập và nguyện với Đức Phật A Di Đà hộ trì cho
mình khỏi cảnh khổ khi mình chết.
Nếu mình tu tập thường xuyên như vậy thì lúc chết mới có thể quán tưởng được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hộ trì , mình mới có được cái chết an lành, do chúng ta thấy được Đức Phật A Di Đà và 7 vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài hiện ra, tiếp dẫn chúng ta một cách nhẹ nhàng và đưa chúng ta đến Tịnh Độ Cực Lạc một cách nhẹ nhàng.
Trong đời Thầy, Thầy đã gặp nhiều người lâm chung rất khổ sở, nhiều trường hợp không biết người đó chết hay chưa - vì bất tỉnh trong thời gian dài nhiều năm mà hơi thở vẫn còn thoi thóp - lúc đó nói họ chết cũng không đúng, mà nói họ sống cũng không đúng, tại vì họ không tỉnh. Chúng ta nếu muốn tránh trường hợp này thì phải rất cẩn thận, phải tu hành để khỏi gặp cảnh đó khi lâm chung.
Nếu mình tu tập thường xuyên như vậy thì lúc chết mới có thể quán tưởng được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn hộ trì , mình mới có được cái chết an lành, do chúng ta thấy được Đức Phật A Di Đà và 7 vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài hiện ra, tiếp dẫn chúng ta một cách nhẹ nhàng và đưa chúng ta đến Tịnh Độ Cực Lạc một cách nhẹ nhàng.
Trong đời Thầy, Thầy đã gặp nhiều người lâm chung rất khổ sở, nhiều trường hợp không biết người đó chết hay chưa - vì bất tỉnh trong thời gian dài nhiều năm mà hơi thở vẫn còn thoi thóp - lúc đó nói họ chết cũng không đúng, mà nói họ sống cũng không đúng, tại vì họ không tỉnh. Chúng ta nếu muốn tránh trường hợp này thì phải rất cẩn thận, phải tu hành để khỏi gặp cảnh đó khi lâm chung.
Thầy có gặp một người Nhật ở Đại Học
Bắc Kinh, người này nói với Thầy là Phật Giáo chán quá nói toàn những chuyện
chán nản không, suốt ngày cứ nói về cái chết, về vô thường, về khổ...toàn là
những chuyện không có vui tai, nhưng chúng ta phải hiểu mục đích của Phật
Giáo dùng những yếu tố này để phấn khích chúng ta tu hành từ đó mới đi
đến mục đích ta muốn, chứ không phải dùng những cái này mà không có mục đích
gì.
Nói tiếp về cái khổ thì trong lời bộ
sách này có diễn tả về cái khổ của các cõi dưới , chúng sinh phải thọ khổ rất
nặng, ngay cõi sung sướng nhất là cõi trời cũng vậy cũng rất vô thường và luôn luôn biến chuyển, thành ra nguyện cho con sinh được tâm pháp, tâm nhàm chán các cõi trong luân hồi.
Có một yếu tố rất quan trọng chúng ta
muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc là khi lìa bỏ cõi đời lúc chết chúng ta không
được tham luyến bất cứ chuyện gì trên cõi này, nếu không chúng ta sẽ
bị kéo tuột trở lại.
Có trường hợp 1 ông thầy lúc chết đang
trên đường tới Tịnh Độ Cực Lạc thì lúc đó ông nghe tiếng chuông chày trống của
các thầy đang làm lễ, ông nghe thấy vui tai quá, khởi tâm thấy vui thích,
liền lúc đó ông bị kéo tuột trở lại.
Có câu chuyện ông sư có một số tiền giấu trong tường. Lúc chết ông luyến tiếc tiền, thành
ra thần thức ông không có đi được mà cứ lẩn quẩn ở đó, và đến lúc người ta vô
tình mở cái tường ra thì thấy mấy đồng tiền giống như có in hình con cóc con
nhái, đó là do thần thức của ông nặng nề đến nỗi tạo ra hình ảnh đó dính vào
đồng tiền.
Một câu chuyện nữa trong kinh là có
một thiếu nữ rất đẹp, cô rất yêu những cái đẹp của mình tức là chấp vào cái
đẹp, khi cô chết thì xác cô được chôn dưới đất, thần thức của cô ta không
chịu đi bởi vì lúc nào cũng muốn bảo vệ sắc đẹp của mình, do sự bám chấp đó cô
lại sinh trở lại thành con rắn bảo vệ ngôi mộ cái xác, giữ cái đẹp cho mình.
Những chuyện trên đời này như thân
nhân, tài sản... là những chướng ngại rất lớn khi chúng ta chết, chúng ta phải
xã bỏ cho sạch, chúng ta phải hiểu từ vô thủy cho tới bây giờ, qua vô
lượng kiếp chúng ta khổ sở rất nhiều rồi, khổ sở không thể tưởng tượng nổi, mà
vẫn chưa đủ hay sao mà còn bám chấp nhất, chúng ta phải xã bỏ cái chấp
và quyết tâm phát nguyện vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc - chúng ta phải quan niệm
mình giống như người đã bị tù ngục lâu năm rồi, bây giờ được mở cửa tù ra thì
phải mau mau chạy cho lẹ, mau mau đi đến Tịnh Độ Cực Lạc đừng có bám chấp gì
nữa.
Như vậy chúng ta cần hội đủ 4 nhân duyên để vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, tu tập luôn luôn quán tưởng Đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Độ của Ngài, và nguyện được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc và được diện kiến Ngài. Nhưng khi tu tập, chúng ta có thể có nghi ngờ thì sự nghi ngờ là chướng ngại của việc vãng sinh, nếu chúng ta tu + hội đủ 4 nhân duyên vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, tu hành rất mãnh liệt nhưng còn chút nghi ngờ thì vẫn có thể vãng sinh Tịnh Độ được nhưng chúng ta không diện kiến được Đức Phật A Di Đà ngay tức thì khi vãng sinh, mà chúng ta phải sinh ở trong hoa sen, và cái hoa sen này phải chờ 500 năm nó mới nở, lúc đó cuối cùng cũng gặp được Đức Phật A Di Đà nhưng mà rất trễ.
Vì vậy chúng ta phải cố gắng nguyện
được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, nguyện không còn chút nghi ngờ và được diện kiến Đức Phật
A Di Đà liền, không phải sinh trong hoa sen 500 năm sau mới nở. Chúng ta
nguyện, quán Đức Phật A Di Đà trước mặt, ở cõi Tịnh Độ từ tay chúng ta phóng ra
vô lượng cúng phẩm cúng dường cho Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài, và
được Ngài ban sự gia trì, và nhờ sự gia trì của Ngài mà tâm chúng ta được thuần
thục, tâm chúng ta được vững vàng không còn nghi ngờ, không còn những chướng
ngại nữa, để chúng ta có thể được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc một cách dễ dàng.
Trong cõi Tịnh Độ Cực
Lạc của Đức Phật A Di Đà có nhiều vị Bồ Tát rất cao và nhiều hàng Bồ Tát cũng
đến cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, và các Ngài từ những cõi khác đến
để học pháp từ Đức Phật A Di Đà, chúng ta cũng cúng dường luôn các Ngài để thêm
pháp cho các Ngài. Không những chúng ta có thể thỉnh pháp từ các vị Bồ Tát đến
từ các cõi khác trong Cõi Cực Lạc để học pháp từ các Ngài, mà khi chúng
ta được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta cũng có khả năng du hí thần thông tức là
có thể đi đến cõi Phật khác để học pháp từ các vị Bồ Tát ở các cõi khác - vấn
đề du hành đến các cõi khác khi chúng ta được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc là
chuyện rất dễ dàng, gọi là du hí thần thông. Khi du hành đến các cõi khác, ta
không có bị như ở cõi người này như bị kẹt xe, phải mua vé máy bay chờ đợi
sắp hàng...mà ở đó chúng ta thời gian rộng rãi, một ngày ở Cõi Cực Lạc bằng một
đại kiếp ở cõi người , thành ra chúng ta có rất nhiều thì giờ để du hành và
học pháp.
Khi vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta sẽ có thần nhãn và thấy được thế giới loài người mà ta đã lìa bỏ,ta có thể quan sát chuyện gì xảy ra , quan sát những người ở lại và nhất là thân nhân, ta cũng có khả năng hộ trì và phù hộ cho họ qua những lời nguyện / tâm lực của chúng ta, và khi họ chết, ta cũng có khả năng hướng dẫn họ đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.
Khi vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta sẽ có thần nhãn và thấy được thế giới loài người mà ta đã lìa bỏ,ta có thể quan sát chuyện gì xảy ra , quan sát những người ở lại và nhất là thân nhân, ta cũng có khả năng hộ trì và phù hộ cho họ qua những lời nguyện / tâm lực của chúng ta, và khi họ chết, ta cũng có khả năng hướng dẫn họ đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.
Thầy đã giảng xong phần Lời Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc. Bây giờ chúng ta cùng nhau tụng lời nguyện,khi tụng nhớ quán tưởng và nhớ ý nghĩa Thầy vừa giảng.
Thầy nhớ thời trẻ lúc còn tu học ở
tu viện Ấn Độ, Đức Dalai Lama có tới thăm và Ngài nói với các vị tăng trẻ tu
học ở đây là các ông đừng có căng thẳng quá, đừng có mong muốn thành tựu quá
sớm tức là muốn thành tựu liền /chứng ngộ liền, thành ra căng thẳng rồi dùng
sức quá sức, rồi mấy ông sẽ gặp chướng ngại, mấy ông phải tu cho điều hòa, từ dùng trí tuệ của mình để quyết định và để sự tu hành vững vàng, từ từ mà chắc, cũng giống như dòng sông chảy từ từ, nhìn tưởng nó không chảy, nhưng nó
vẫn chảy tiến ra tới biển, nếu mấy ông tu hành mà bám chấp quá vào sự thành tựu
muốn mau chóng thành tựu, thì nó sẽ thành chướng ngại, bởi vì tâm quá
căng thẳng.
Khi chúng ta tụng lời nguyện trường thọ cho Thầy thì lời nguyện
này được viết bởi Đức Dalai Lama tại Dharamsala năm 1995, sau này khi Thầy gặp
lại Đức Dalai Lama tại Los Angeles, Ngài có nói là khi ta viết cái câu cho
ông là ông phải dùng văn, tư, tu, trong diễn trình tu chứng, cái ý tôi muốn nói
là ông phải văn, tư, tu cả tất cả dòng phái khác không phân biệt, chứ không
phải ông cho là mình đã thành tựu rồi mà không có tu học tiếp, Ngài nói đó là dạy cho ông cách tu hành.
Thầy muốn nhấn mạnh một lần nữa là khi chúng ta tu hành mà
có tâm mong cầu gấp gáp thành tựu thì đó là sự chướng ngại.
Không khí ở cõi Tịnh Độ Cực Lạc rất
trong lành mát mẽ thơm tho và có nhiều trận mưa hoa từ trên không rơi xuống làm
trang nghiêm cõi Tịnh Độ, và tất cả cảnh vật ở đây làm cho các căn của chúng
sinh cảm thấy vui thích và có những thiên nữ chuyên về cúng dường thị hiện
những tràng hoa cúng dường Chư Phật.
Chúng sinh ở đó lúc nào muốn nghĩ ngơi
thì lập tức sẽ xuất hiện ra một cái giường rất mềm mại gối lụa mềm mại để
nghĩ ngơi, có thể điều chỉnh bằng hay nghiêng tùy ý, khi nằm nghĩ ngơi muốn nghe
pháp thì có những loài chim xuất hiện hót những âm thanh về pháp/nói pháp cho
mình nghe, và lúc nào không muốn nghe nữa thì lập tức những con chim nó im
tiếng không hót nữa, ngoài ra muốn tắm rửa thì có những ao báu xuất hiện và muốn nhiệt độ nào thì tự nhiên nước sẽ đúng nhiệt độ
mình muốn/ nóng lạnh tùy ý.
Tóm lại đó là những điều tốt đẹp ở cõi
Tịnh Độ. Một khi người nào đã vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc thì có thể lựa chọn:
thứ nhất là lựa chọn tu Đại Thừa trãi qua các giai đoạn để thành tựu, chứng
ngộ, thành Phật, giải thoát tất cả chúng sinh đều được, hoặc người nào muốn
ở lại lâu cõi Tịnh Độ Cực Lạc để phụng sự Đức Phật A Di Đà thì cũng được - tức là
trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì Đức Phật A Di Đà trụ cõi Tịnh Độ Cực Lạc rất lâu vô lượng kiếp không thể tính đếm được, nhưng dù không thể tính đếm được,
cũng có lúc Đức Phật A Di Đà thị tịch, khi Ngài thị tịch lúc đó Ngài Quán
Thế Âm sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà để chủ trì cõi Tịnh Độ Cực Lạc, rồi khi
Ngài Quán Thế Âm thị tịch , Ngài Kim Cang Thủ sẽ thay thế tiếp nối như vậy tất
cả sẽ có vị Bồ Tát thay thế.
Nếu ai muốn trãi qua hết các giai đoạn
ở đó để phụng sự tất cả vị ở đó cũng được, ngoài ra muốn tu hành để giải thoát
cứu độ chúng sinh cũng được. Quý vị muốn cách nào thì phải phát nguyện. Nếu
chúng ta coi kỹ lại trong Đại Thừa thì giai đoạn tu thành Phật tu trãi qua các
địa, từ sơ địa lên đến thập điạ thành Phật, thì từ khi tu hành đến khi thành
Phật là trãi qua 3 A tăng kỳ kiếp tức là thời gian rất lâu mới thành Phật,
trong thời gian đó phải tạo công đức giải trừ nghiệp chướng, tích tụ phước huệ, lúc đó mới
thành Phật được. Nhưng mà trong đây chúng ta thấy Đức Phật A Di Đà, Ngài
Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ, các Ngài có trãi qua các giai đoạn đó
không, thì Đức Phật A Di Đà Ngài cũng tu hành như vậy, Ngài Quán Thế Âm, Ngài
Kim Cang Thủ cũng vậy.
Nhưng Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ - các Ngài tu hành đắc lên bậc địa rất cao,vì muốn cứu độ chúng sinh nên trụ cái thân Bồ Tát trong thời gian rất lâu để độ chúng sinh.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng vậy, Ngài tu hành và đắc Bồ Tát địa rất cao, nhưng Ngài vẫn trụ thân Bồ Tát trong thời gian rất lâu để cứu độ chúng sinh. Nếu nghĩ về công hạnh hay là tâm của các vị Bồ Tát thì chúng ta không thể nghĩ bàn được. Các vị Bồ Tát trụ thế bao nhiêu lâu cũng được, hay trụ suốt thời gian luân hồi cho tới không còn chúng sinh nào bị giữ trong đó.
Nhưng Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ - các Ngài tu hành đắc lên bậc địa rất cao,vì muốn cứu độ chúng sinh nên trụ cái thân Bồ Tát trong thời gian rất lâu để độ chúng sinh.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng vậy, Ngài tu hành và đắc Bồ Tát địa rất cao, nhưng Ngài vẫn trụ thân Bồ Tát trong thời gian rất lâu để cứu độ chúng sinh. Nếu nghĩ về công hạnh hay là tâm của các vị Bồ Tát thì chúng ta không thể nghĩ bàn được. Các vị Bồ Tát trụ thế bao nhiêu lâu cũng được, hay trụ suốt thời gian luân hồi cho tới không còn chúng sinh nào bị giữ trong đó.
Khi chúng ta còn đang trong giai đoạn tu hành và muốn được
như vậy thì phải phát nguyện rất mạnh, mãnh liệt và chân thành để
tương lai có thể trợ duyên cho các vị Bồ Tát trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc để giúp
các Ngài cứu độ chúng sinh.
Nếu chúng ta nguyện thì không nên nguyện những lời nguyện hạn hẹp
nhỏ bé, mà nên có những hạnh nguyện rộng lớn thí dụ như để trụ trong cõi Tịnh
Độ lâu dài, và để trợ duyên cho các vị Bồ Tát trong các công hạnh mà các Ngài
cứu giúp chúng sinh, độ sinh. Như trong bộ sách này có nói lời nguyện trước khi
con thành Phật giải thoát thì nguyện cho con được như các vị Đại Bồ Tát này,
thí dụ như nguyện cho bất cứ chúng sinh nào nghe đến danh hiệu của con đều được
cứu độ, hay là nguyện cho con thị hiện được vô số thân để cứu độ tất cả chúng
sinh, và khi nguyện như vậy chúng ta phải nguyện nhiều lần một cách chân thành
cho quen. Đức Phật A Di Đà khi Ngài còn tu chưa thành Phật, thì Ngài có nguyện
là sau này khi Ngài thành Phật, nếu có ai mà cầu nguyện với Ngài thì sẽ được
thành tựu mọi ước nguyện và sẽ được thanh tịnh nghiệp chướng. Trong lời nguyện
này chúng ta thấy có câu là ai mà nghe danh hiệu của Đức Phật A Di Đà thì sẽ
được giải trừ nghiệp chướng, sẽ được hộ trì khỏi mọi khổ nạn như nạn nước, nạn
lửa, tai nạn, chết bất đắc kỳ tử, nạn trộm cắp, nạn ma ám... thì điều này cho
thấy là khi nguyện với Đức Phật A Di Đà mặc dù chúng ta đã tạo
nghiệp trong quá khứ và cái nghiệp của chúng ta đến lúc chín muồi nó sắp kết
quả nhưng nếu nguyện với Ngài thì mình có thể tránh được những quả báo nó kết -
đây là những lời được chính Đức Phật Thích Ca giải thích rất rõ ràng.
Trong phần kết thúc của lời nguyện này, khi ta nguyện với Đức Phật A Di Đà, chúng ta tán thán công đức của Ngài, kính lễ Ngài, nhờ vậy ta sẽ được sự hộ trì của Ngài trong đời này và tất cả kiếp sau, do sự gia trì của Ngài mà ta sẽ được sự kiết tường tốt đẹp... và đắc được ba thân Phật: Hóa Thân, Báo Thân, và Pháp Thân và chúng ta sẽ giác ngộ được Pháp Tánh.
Chúng ta cũng hiểu do năng lực của Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài mà
những mong ước của ta sẽ được thành tựu, nhất là thành tựu được Phật Tánh tức
là được giác ngộ Phật Tánh.
Bây giờ chúng ta cùng nhau quán tưởng thật rõ ràng Đức Phật A Di
Đà và quyến thuộc của Ngài trong Tịnh Độ Cực Lạc và chúng ta cùng tụng lời
nguyện tiếp tục.
Mấy ngày qua Thầy đã giảng về bộ Lời
Nguyện Vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, điều chính yếu Thầy muốn nhấn mạnh là Thầy đã
giảng về giới luật Kim Cang Thừa - những giới luật này cần phải được ôn tập ôn
lại nhiều lần để nhớ cho kỹ, nhất là quý vị nào đang tập phát triển Đại Viên
Mãn - Tối Thượng Thừa của Kim Cang Thừa, nếu muốn tu tập truyền thống Phật Giáo
Tây Tạng tức là tu 3 thừa hợp nhất lại với nhau: Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, và Kim
Cang Thừa, thì hành giả ít nhất phải giữ giới của Bồ Tát Thừa. Còn quý vị nào
đã quen thuộc với giới Tiểu Thừa thì khi giữ giới Tiểu Thừa mình phải nhớ kỹ
hành vi cư xử của mình, nói năng suy nghĩ phải hợp với giới hạnh giới luật ,
còn quý vị nào tu tập luôn nhớ nghĩ đến lợi ích của Phật Pháp, thì Thầy tha
thiết nhấn mạnh một lần nữa là đừng bao giờ quên giới luật, giới luật mình phải
nằm lòng, tự tâm mình thành khẩn phát ra.
Khi Bồ Tát Tịch Thiên Shantideva tạo bộ
luận ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ Ngài có nói một cách rất khiêm tốn là ngày xưa có những
vị Tổ rất lừng danh của phái Trung Quán [phái nói về Tánh Không] của Ngài
Long Thọ Nagarjuna, trong đó Ngài có viết một câu rất khiêm tốn: ‘Tôi tạo bộ luận
này không phải sáng tác điều gì mới lạ mà chỉ kết hợp lại những điều tôi
đã học hỏi từ các vị Tổ ngày xưa, cái này để cho sự học tập của riêng tôi, ích
lợi của riêng tôi, chứ không có tham vọng gì hết" - đó là thái độ của Bồ Tát
Tịch Thiên mà Thầy cho là rất đúng đắn của người tu học pháp -
Trong đời chúng ta từ nhỏ lớn lên học rất nhiều môn nhiều điều , học liên tục và bỏ ra nhiều công sức cố gắng. Trong tu hành Phật Pháp cũng vậy, nếu lâu lâu ta mới học một lần, học chút chút,
rồi bỏ quên ,lâu lâu học tiếp, thì sẽ không thành tựu không đi đến đâu. Ta phải luôn luôn cố gắng - dù tu lâu hay mới tu - phải cầu tiến cầu học và ôn tập những điều mình học ,việc học mới liên tục mới phát triển có kết quả như ý được. Những môn như thần học, Phật pháp... muốn thành
tựu hay thông thạo thì người học phải có cư xử hành động đời sống
thích hợp với môn mình học thì mình mói có thề thành công.
Khi chúng ta mới bắt đầu ,phải hiểu con đường tu ra sao.
Theo Đại Thừa muốn tu thành Phật thì hành giả phải trãi qua 3 a tăng kỳ kiếp (a tăng kỳ kiếp là 1 nhân cho lũy thừa 213) tích tụ phước huệ công đức tẩy trừ nghiệp chướng - tức là trong một thời gian dài.
Nhưng tu Kim Cang Thừa thì có rất nhiều phương tiện thiện xảo để thu ngắn thời gian, thí dụ vấn đề tích tụ công đức - chẳng hạn khi chúng ta bị nhức đầu thì lúc đó mình nghĩ tới tất cả chúng sinh ai bị nhức đầu thì mình đều nguyện xin thọ lãnh tất cả sự nhức đầu vào trong cái đầu của mình - đó là phương tiện thiện xảo để tích tụ công đức rất mau - tóm lại nếu chúng ta dám thọ lãnh nhức đầu của tất cả chúng sinh và nếu dám xin thọ lãnh tất cả khổ não của chúng sinh vào cái thân mình thì mình sẽ tạo vô lượng công đức - đó là phương tiện thiện xảo Kim Cang Thừa.
Một lần nữa tại tu viện bên Tây Tạng có lễ
nhập thất và lễ hội Jambhala cầu nguyện cho hòa bình kinh tế
thế giới , có vài
quý vị ở đây đã tham dự lễ hội này, hầu hết chi phí tổ chức đều do
Phật tử bên Hoa Kỳ cúng dường. Năm nay
nghi quỹ tu tập sẽ được dịch ra tiếng Anh bởi sự phát tâm của Lama Sherab , quý
vị cho một tràng pháo tay. Đôi khi chúng ta thấy người nào làm việc , mới nhìn qua tưởng dễ nhưng xét kỹ rất khó - như viec thông
dịch - nhìn tưởng dễ nhưng thông dịch viên phải học nhiều năm, tập cho quen chuyển ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác,
nó không dễ - dù ông thầy có giỏi đến cỡ nào chăng nữa mà không
có ngôn ngữ để giảng thì cũng phải cần thông dịch viên, mà thông dịch viên làm việc nhiều bằng miệng, thành ra cần phải được nuôi ăn cho đầy đủ.
Mấy ngày trước Thầy có giảng chúng ta đều có liên hệ xa gần với tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh trong vô lượng kiếp và mình đều có Phật tánh như nhau, đó là
liên hệ xa. Còn gần là những người Phật tử. Còn liên hệ sát cạnh là tất cả những Kim Cang hữu của mình bởi vì chúng ta cùng Thầy, cùng
đàn pháp cùng tu học với nhau. Vì liên hệ này nên trong tăng đoàn ta
phải hòa thuận yểm trợ lẫn nhau, như hai ông thông dịch
viên này làm việc khó khăn quý vị nên yểm trợ hai ông này.
Chúng ta có kinh sách lời Phật dạy thì phải coi đây chính là khẩu của Phật.Những hình ảnh, tượng... của Chư Phật, ta phải tôn kính, đừng có quăng bừa bãi dưới đất đi ngang qua bước qua đạp lên, không quăng bừa bãi, không quăng vào thùng rác.
Chúng ta phải có thái độ tôn kính những biểu tượng thân, khẩu, ý của Chư Phật.
Chúng ta có kinh sách lời Phật dạy thì phải coi đây chính là khẩu của Phật.Những hình ảnh, tượng... của Chư Phật, ta phải tôn kính, đừng có quăng bừa bãi dưới đất đi ngang qua bước qua đạp lên, không quăng bừa bãi, không quăng vào thùng rác.
Chúng ta phải có thái độ tôn kính những biểu tượng thân, khẩu, ý của Chư Phật.
Hôm qua chúng ta nhận lễ quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Quy y Phật , chúng ta phải giữ giới Phật, tất cả biểu tượng gì của thân Phật như hình, tượng, ta phải tỏ tôn kính và đặt hình tượng vào vị trí tôn kính.
Quy y Phật , chúng ta phải giữ giới Phật, tất cả biểu tượng gì của thân Phật như hình, tượng, ta phải tỏ tôn kính và đặt hình tượng vào vị trí tôn kính.
Quy y Pháp, bất cứ biểu
tượng gì về Pháp chẵng hạn chỉ cần một chữ gì trong mãnh giấy cuốn kinh thì ta cũng phải tôn kính đừng quăng bừa bãi.
Quy y Tăng, bất cứ biểu
tượng gì về Tăng, ngay cả một miếng vải vụn xé rách hay áo tăng, ta
phải có thái độ tôn kính .
đó là giới khi nhận lễ Quy Y, chúng ta đã nhận giới thì phải giữ giới Phật, Pháp, và Tăng./.
đó là giới khi nhận lễ Quy Y, chúng ta đã nhận giới thì phải giữ giới Phật, Pháp, và Tăng./.
http://www.hungkardorje.com/teachings/2007/seattle/amitabha.php - June 9-12, 2007 – Seattle -
Dịch từ Tạng sang Anh: Sherab Dorje ;
Dịch từ Anh sang Việt: Mr. Đạt
ghi chép tiếng Việt : Menlha Kyid (Phan Kiều Oanh)
biên tập từ bài ghi chép: Orgyen Sam Tso (Phan Thu Bình)
Dịch từ Tạng sang Anh: Sherab Dorje ;
Dịch từ Anh sang Việt: Mr. Đạt
ghi chép tiếng Việt : Menlha Kyid (Phan Kiều Oanh)
biên tập từ bài ghi chép: Orgyen Sam Tso (Phan Thu Bình)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét