Đức Phật Thích Ca Mâu Ni |
Kim cương thừa có khởi nguồn từ Ấn Độ và xuất hiện trong thời kỳ đức Phật Thích ca Mâu ni.
Ngài Liên Hoa Sanh (hóa thân của Phật Thích Ca (và A Di Đà) 600 năm sau) |
Dòng truyền thừa Longchen Nyingthik được các bậc Tổ sư của phái Cổ Mật truyền dạy. Trong tất cả các vị Tổ của dòng Dzogchen Đại Viên mãn thì những vị vĩ đại nhất phải kể đến là Đức Guru Rinpoche, Vairochana, Longchenpa. Đây là những vị Thầy quan trọng nhất trong lịch sử của dòng Cổ Mật.
Ngài Longchenpa (Longchen Rabjam) |
Chữ “Longchen Nyingthik” được lấy từ tên của tổ Longchenpa ( Longchen Rambjam) . Ngài là một trong những vị đã đạt được chứng ngộ cao nhất của Dzogpa Chenpo, tức là đạt thân cầu vồng ngay trong cuộc đời này. Ngài là một đại học giả Phật giáo rất nổi tiếng và Ngài cũng nổi tiếng bởi trí tuệ siêu phàm. Ngài đã thông đạt được tất cả các giáo lý vĩ đại mà đưa Phật để lại. Tuy nhiên, tinh túy, tinh yếu của toàn bộ tri kiến của Ngài được Ngài gọi là “Dzogchen”. Và “Nyingthik” có nghĩa là tâm yếu/tinh yếu/giọt tinh, là tâm yếu của Longchenpa, của chân như.
Lý do tại sao các bậc Thầy đều dạy rằng Dzogchen là thừa cao nhất, thừa tối thượng của Phật Giáo? Trong các truyền thống khác của Phật giáo, ví dụ như trong các dòng phái khác của Mật thừa, cũng có những pháp tu, những chứng ngộ rất cao. Tuy nhiên, hành giả ở những truyền thống khác không thể đạt được chứng ngộ cao tới mức mà hành giả Dzogchen có thể đạt được. Khi tu theo các truyền thống khác, hành giả có thể đạt tới thành tựu tối thượng chỉ sau khi chết. Tức là họ vẫn phải đợi tới khi chết, trong thân trung ấm, thì mới có thể đạt tới chứng ngộ tối cao. Nhưng một thành giả Dzogchen thì không phải đợi tới khi chết, tức là không phải đợi tới giai đoạn thân trung ấm. Họ có thể đạt thành tựu viên mãn ngay trong cuộc đời này. Tức là thân, khẩu, ý tan hoàn toàn thành ánh sáng và hành giả đạt thân cầu vồng. Khoảng chừng ba bốn trăm năm sau khi Longchenpa viên tịch, thì Tổ Jigme Lingpa (hóa thân của Longchenpa) ra đời.
Tổ Jigme Lingpa (hóa thân của Longchenpa 300 năm sau) |
Đức Jigme Lingpa có nhiều linh kiến, trong đó ba lần Ngài có linh kiến về Tổ Longchenpa. Tổ Jigme Lingpa trong những lần đó đã trực tiếp nhận giáo huấn từ Tổ Longchenpa. Ngài cũng có những linh kiến về Vimalamitra – một trong những vị Sư tổ của dòng Dzogchen. Đức Vimalamitra đã đạt được chứng ngộ cao nhất của Dzogpa chenpo. Ngài đã đắc thân cầu vồng ngay trong chính cuộc đời. Tổ Jigme Lingpa đã nhận được nhiều giáo huần trao truyền từ Vimalamitra.
Giáo lý Longchen Nyingthik là một phục điển được Tổ sư Jigme Lingpa khai mở, mục đích chính Tổ Jigme Lingpa viết ra Mật điển Longchen Nyingthik là để hành giả tu tập và đạt tới giác ngộ tối thượng Dzogpa chenpo.
_______________________
Các vị tổ của dòng truyền thừa Cổ Mật Longchen Nyingthik:
Tổ thứ 1 : Jigme Lingpa (1729 - 1798)
Tổ thứ 2 : Jigme Gyalwai Nyugu
Tổ thứ 3 : Dodrupchen III
Tổ thứ 4 : đức Dodrupchen IV, hiện còn sống và đang sống ở Sikkim.
________________________
Thầy Hungkar giải thích về mối quan hệ giữa dòng truyền thừa Longchen Nyingthik và cá nhân thầy. Thầy cũng sẽ giải thích thêm việc dòng truyền thừa đã được trao truyền [nhất mạch không gián đoạn] tới thầy như thế nào?
Lama Sang |
Lama Sang (1934-2009) tức là thân phụ của ngài Hungkar - là một trong các vị Tổ của dòng truyền thừa. Vị Guru chính của Ngài là đức Dodrupchen IV, hiện còn sống và đang sống ở Sikkim. Ngoài ra, tất nhiên là Lama Sang còn theo học nhiều vị Thầy khác nữa của mình. Ngài có một vị Thầy ... Vị Thầy này cũng thuộc xứ Golog và đã viên tịch cách đây 40 năm. Ngài là một trong những vị Thầy chính yếu của Lama Sang. Ngài cũng là một vị Đạo sư của dòng Longchen Nyingthik.
Vị thầy thứ hai này của Lama Sang không phải là người nổi tiếng, nhưng đó là một vị thầyrất quan trọng. Ngài đã viết rất nhiều nghi quỹ, luận bình giảng cho các pháp tu của dòng Longchen Nyingthik. Ngài cũng là một học giả đặc biệt nổi tiếng là thông tuệ. Ngài là đệ tử của Tổ Dodrupchen III.
Hungkar Dorjé Rinpoché (hóa thân của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi) |
Tổ Dodrupchen là một học giả lớn, có thể sánh ngang với Đức Mipham Rinpoche và Đức Tsongkhapa. Tổ Dodrupchen III đã nhận giáo lý Longchen Nyingthik trao truyền từ Tổ Jamyang Khyentse và Tổ Patrul Rinpoche. Bản thân Patrul Rinpoche và Jamyang Khyentse lại là đệ tử của Tổ Jigme Gyalwai Nyugu; và Jigme Gyalwai Nyugu lại là đệ tử chính yếu của Sư tổ Jigme Lingpa. Đó là cách mà dòng truyền thừa Longchen Nyingthik đã được trao truyền nhất mạch không gián đoạn tới Hungkar Rinpoché. Hungkar Dorjé Rinpoché đã thọ nhận giáo lý Longchen Nyingthik trực tiếp từ thân phụ là Lama Sang, từ Đức Dodrupchen IV, và từ các vị Đạo sư khác nữa của dòng Longchen Nyingthik.
____________________________________
nguồn : http://www.hungkardorje.org/publish/teachings/index.php
nguồn ảnh minh họa : google search -
Phan Thu Bình lược trích
Phan Thu Bình lược trích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét