Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Nền tảng Phật giáo từ đại thừa đến Kim Cang thừa

Xem tất cả : http://www.youtube.com/user/phanthubinh
các clip Lama Đạt phiên dịch bài " Nền tảng Phật giáo từ đại thừa đến Kim Cang thừa"

(10) Tổ Long Thọ nói một con người không thể tự hiện hữu, cũng không phải tự nhiên có, cũng không phải do ai hay đấng nào tạo ra mà con người do cái thức của mình nhận biết là mình có tự hữu . Đó là “nhân vô ngã” là vậy. Áp dụng vào các pháp (hiện tượng bên ngoài mà tâm thức mình nhận biết được như sông núi cây cỏ v v…) cũng vậy, khi chúng ta thấy được nguyên tắc “nhân vô ngã” rồi thì các pháp bên ngoài cũng vậy , khi nào thấy được nhân vô ngã và pháp cũng vô ngã, lúc đó chúng ta mới có thể nói chúng ta biết quán chiếu về tánh không. Nếu thấy mình là vô ngã, và chúng sinh cũng vô ngã, chúng ta mới có thể từ từ tu và đạt tới chánh giác (quả giải thoát rốt ráo). Còn nếu không thể tu đến rốt ráo, không biết về tánh không, không biết tư duy suy nghĩ quán chiếu về "nhân, pháp vô ngã"  (để thấy "nhân, pháp không có tự hữu"  ) thì thực sự chúng ta chỉ có quy y và có lòng tin tam bảo thôi, chúng ta rất khó có thể đạt giác ngộ và có thể gặp nguy hiểm là lọt vào thế gian pháp. Ở đây Thầy thấy có nhiều người trẻ và mới, nếu giới thiệu về giáo lý “tánh không” cũng còn sớm và rất khó hiểu tri kiến về “tánh không”. Nhưng những người tu lâu thì Thầy khuyên nên quán chiếu sâu hơn về “tánh không” để có thể tiến tu tiếp. 


Nền tảng Phật giáo từ đại thừa đến Kim Cang thừa

(1 ) : tất cả quý vị đây Thầy cho là đều có lòng tin về phật pháp, đều tới đây vì muốn biết vấn đề tu hành ra sao, cách nào để tu , đó là điều căn bản chúng ta cùng có chung với nhau. Ở đây chắc có nhiều người theo nhiều truyền thống phật giáo khác nhau, nhưng Thầy muốn nói về truyền thống của Tây Tạng - là truyền thống rất đặc biệt - bởi vì tất cả các thừa, các ngành phật giáo đều được gìn giử rất đầy đủ bên Tây Tạng.


( 2) : khi phật pháp được truyền đến tây tạng tổng hợp tất cả các ngành của phật giáo như hiển và mật đều có đầy đủ. Người Trung Hoa nhiều người nghĩ bên tây tạng chỉ có mật tông thôi mà không có hiển giáo, thành ra hiểu như vậy là hiểu sai. Thật ra bên Tây Tạng căn bản của nền giáo lý là bộ Tạng kinh. Khi phật giáo đến tây tạng, tất cả các ngành các hệ thống kinh điển, kinh tạng đều được dịch ra từ hiển tới mật rất đầy đủ. Ở Tây Tạng có 20.000 ngôi chùa, trong mổi ngôi chùa đều là 1 học viện và tu viện, tức học viện và tu viện chung với nhau, tức vừa học giáo lý vừa tu. Phương pháp tu chính hay chương trình tu học là các vị tăng đều phải học đầy đủ từ cấp dưới lên trên, tức học về luận lý, giáo lý, kinh, luận,luật đầy đủ, chẳng hạn như những bộ A tỳ đàm, v v…Khi học xong các chương trình bên Hiển, các vị mới được phép tu theo Mật thừa, tức giáo lý của Kim cang thừa. Tóm tắt lại con đường tu bên Tây Tạng về giáo lý và tu hành rất đầy đủ.

(3) : lấy ví dụ những tu viện lớn Tây Tạng đều là viện đại học phật giáo : chẳng hạn như khi các vị tăng hay học viên vô tu viện lớn sau khi học xong đúng các chương trình quy định có thể ra tốt nghiệp bằng cấp giảng sư hay tiến sĩ, v v…với điều kiện là phải tốt nghiệp. Nếu chúng ta tu Mật thì không có chương trình tốt nghiệp có bằng cấp nhưng Thầy thấy tốt hơn hết phải học tồng hợp cả hai chương trình vừa Hiển vừa Mật. Nếu quý vị tu Hiển đúng theo chương trình Phật dạy hay giáo lý Phật đưa ra và làm đúng như vậy thì chắc chắn một điều là chúng ta sẽ đạt kết quả giác ngộ. Nhưng đời nay có nhiều người muốn đi thẳng vào tu Mật và tu mật muốn có kết quả muốn được giác ngộ thì cũng phải tùy thuộc vào căn bản của Hiển giáo thành ra truyền thống bên Tây Tạng bây giờ bắt đầu tổng hợp cả hai ngành cả Hiễn lẫn Mật để có được kết quả.


( 4) : để học, tư duy, suy nghĩ về Hiển giáo, chúng ta phải học rất nhiều, chẳng hạn học 4 hệ thống giáo lý, tu tập các ngành phật giáo v v…Tóm lại chia làm 3 thừa tương ứng với 3 thời kỳ Phật chuyễn pháp luân.
Thí dụ thời kỳ tiểu thừa - lần chuyển pháp luân thứ nhất Phật nói về giáo lý tiểu thừa - Phật không có dạy phát bồ đề tâm hay phát lòng từ bi mà giảng nhiều về luật, kinh, và tri kiến về “nhân vô ngã” tức nói sự vô ngã của con người.
Lần chuyển pháp luân thứ hai Phật nói giáo lý Tánh Không,ngài nói thêm ngoài cái “nhân vô ngã” còn nói về “pháp vô ngã”,tức nói vạn pháp (những gì chúng ta nhận biết được), tất cả hiện tượng đều vô ngã.
Lần chuyễn pháp luân thứ ba Phật dạy căn bản về Như Lai Tạng hay phật tánh của chúng sinh. Từ cái nhìn này mới chia ra, khởi xướng tông pháp tánh tông hay còn gọi là duy thức. Đó là kết quả của lần chuyễn pháp thứ hai và thứ ba, gọi chung là giáo lý đại thừa.
Nói về mặt tu học, nếu người nào muốn có bằng giảng sư hay tiến sĩ thì phải tu học đầy đủ các ngành giáo lý 4 hệ thống , rồi giáo lý 3 thời chuyễn pháp luân.
Nếu quý vị chỉ chọn 1 ngành trong những ngành phật giáo thôi (1 trong 3 thời chuyễn pháp luân) -  thì thực sự đó không phải là con đường tu đầy đủ. Lấy ví dụ thời chuyễn pháp lần 1, Phật nói về 4 pháp ấn tức 4 điều căn bản  (dùng để ấn chứng coi giáo lý nào là phật pháp chánh truyền hay không) , ví dụ Phật nói các pháp đều là nhân duyên giả hợp, đều vô thường, chư pháp vô ngã, đều là khổ, và niết bàn là tịnh tĩnh v v...

(5) : Lần chuyển pháp thứ hai Phật nói về giáo lý tánh Không (hay giáo lý bát nhã) thì 4 pháp ấn này được giải thích một cách thâm sâu hơn lần chuyển pháp thứ nhất. Rồi qua đến lần chuyển pháp thứ ba, lần này giáo lý được trình bày rất sâu rộng đưa ra rất nhiều phương tiện, pháp tu, ngay 4 pháp ấn cũng được trình bày lần nửa với mức thâm sâu hơn, và  Phật tổng hợp những điều trọng yếu trên con đường tu.
Tóm lại lấn chuyển pháp thứ ba Phật nói tất cả chúng sinh đều có phật tánh, theo đại thừa vì tất cả chúng sinh đều có phật tánh nên chúng ta có thể chọn một cách tu, một con đường tu nào để có thể chứng đạt phật quả, đạt chánh giác - nhưng chúng ta vẫn phải tu trọn con đường của mình - tức tất cả những điều cấn thiết, trọng yếu đều phải được kèm tổng hợp trên con đường tu hành của mình. Như giáo lý đại thừa ngành trung quán của ngài Long Thọ có nói nếu chúng ta chỉ học Tứ diệu đế không thôi, và tu đầy đủ, thì chúng ta cũng có thể đạt quả vô lậu (dứt hết phiền não) nhưng chúng ta vẫn chưa phải là đạt đến phật quả - tức không đạt đến chánh giác - thành ra nếu chúng ta muốn thành phật quả thì phải đi trọn con đường tổng hợp tất cả các ngành phật giáo, tức tổng hợp những điều trọng yếu cần thiết trên con đường tu của mình.

(6) : Tất cả ngành giáo lý phật giáo đều nằm trong 3 thừa (tức tiểu thừa,đại thừa và kim cang thừa). Kim cang thừa hay Mật thừa tuy vậy vẫn thuộc về đại thừa, nói đại thừa là nói chung có lẫn kim cang thừa trong đó. Nhưng tóm lại chia làm 3 ngành tức thanh văn thừa, duyên giác thừa và
tát thừa - bồ tát thừa cũng nằm trong đại thừa. Ngoài ra chúng ta phải phân biệt để biết thế nào là phật pháp và các pháp thế gian. Nếu chúng ta người tu chỉ thấy tất cả pháp hay thấy đời là khổ, là vô thường, chúng ta chỉ muốn thoát khổ để lên cảnh giới tốt hơn như lên thiên đường v v...và chúng ta không muốn hoàn toàn giải thoát (ví dụ không muốn trừ hết nghiệp chướng, không quan tâm đến việc trừ hết vọng tưởng phiền não mà chúng ta chỉ muốn tu để thoát khổ và lên được cảnh giới tốt hơn thôi - nếu chúng ta phát tâm như vậy thì pháp đó là pháp thế gian chứ chưa phải phật pháp, bởi không đưa đến kết quả giải thoát hoàn toàn. Khi chúng ta phát tâm cao hơn nửa - như theo tri kiến thanh văn thừa - chúng ta có tâm xả ly thế gian, chúng ta vẫn chưa phải ở trên ngành cao - bởi mình chỉ tu để thoát khổ (nó cũng tốt cho đời này và đời sau ) - nhưng nếu nói về tri kiến thì vẫn chưa phải là ngành tu cao.

(7) : Thế nào là pháp thế gian và pháp thế gian được sắp ở vào trình độ nào? Cách nào để phân biệt ? Nếu chúng ta là người tu quy y tam bảo, biết luật nhân quả, chúng ta làm phước, tạo nghiệp tốt với mong ước đời sau sẽ được tốt đẹp hơn (ví dụ mong kiếp sau được làm người giàu, có oai danh, trọng vọng, hoặc được vào cỏi trời, thuận duyên thuận cảnh, cảnh giới tốt đẹp hơn).Nếu tu với quan niệm đó là đã lọt vào pháp thế gian mặc dù trên nguyên tắc chúng ta cho là mình hiểu luật nhân quả nhưng hiểu cách hẹp hòi. Chúng ta tu tùy theo căn cơ, có thể chọn ngành tu giai đoạn thấp hoặc cao, nhưng nếu phát tâm chỉ muốn làm phước để được tốt cho đời sau thì chúng ta đã lọt vào thế gian pháp.

(8) : Chúng ta trong thế gian lục đạo (tức 6 cỏi: địa ngục,ngạ quỹ, súc sinh, người, trời, a tu la).Theo tri kiến của hàng thanh văn là chúng ta dù sinh bất cứ cỏi nào trong lục đạo ,chúng ta vẫn thực sự không bao giờ có an lạc hay hạnh phúc thật sự, nên họ phát tâm làm sao có thể thoát khổ, ví dụ khổ sinh lão bệnh tử, họ biết là chúng ta dù sinh bất cứ chổ nào – như cỏi người phải chịu cái khổ của sinh lão bệnh tử rất nặng – nếu sinh cỏi trời thì được hưởng lạc thú, sung sướng, kéo dài cả triệu năm, nhưng khi cỏi trời hết phước,tức những nghiệp tốt của mình đã hết, do mình hưởng thụ quá lâu và không làm phước, lúc đó sẽ phải thọ khổ ghê gớm vào lúc chết, bởi do nghiệp ác đời trước và phước của mình đã tiêu hết, lúc đó thông thường phải đọa sinh vào cỏi thấp hơn,như địa ngục, ngạ quỹ súc sinh. Nếu chúng ta thấy mong muốn sinh lên cỏi trời,hưởng thụ, rồi sau lại phải chịu khổ đọa lạc cỏi thấp hơn, như vậy đó cũng không phải điều hay, ví dụ cỏi ngạ quỹ phải chịu cảnh đói khổ, hay cỏi súc sinh bị người ta giết ăn thịt, bắt làm nhiều việc và tâm trí rất ngu si , hoặc nếu sinh vào cỏi a tu la (cỏi phi thiên) tức giống cỏi trời nhưng trong cỏi đó hay có nạn cải cọ tranh đấu chiến tranh v v….do lòng ganh tị đố kỵ mà ra. Tóm lại nếu sinh cỏi nào trong lục đạo kết quả cũng đều là khổ. Hàng thanh văn là hàng hiểu như vậy. Nếu chúng ta ở trình độ hàng thanh văn và phát tâm tu thoát khỏi lục đạo và tinh tấn tu hành, do tâm xả ly thế gian, muốn giải thoát những khổ đó thì coi như chúng ta đã thoát khỏi pháp thế gian rồi. Hàng thanh văn tu “nhân vô ngã” và cũng tu một phần về pháp “không năng,không sở” nhưng họ hiểu và tu với trình đô rất giới hạn, chưa đầy đủ như trình độ bên đại thừa nói về giáo lý tánh không. Nói về đại thừa và hàng thanh văn thì đều có tâm xả ly giống nhau. Nhưng về thanh văn có khác hơn 1 chút , tức người tu ở hàng thanh văn mới đầu nương vào vị thầy truyền giới và sau đó dạy pháp tu, xong đến lúc tu thì hầu như người đó chỉ nương tựa vào 1 lời nguyện và không nghĩ gì đến chuyện của thế gian hay của chúng sinh -

(9) : Hàng bồ bát thừa nhận thấy nếu chỉ quán chiếu về “nhân vô ngã” không thôi cũng không đủ để thoát khỏi luân hồi thế gian. Bởi như hàng thanh văn chỉ quán chiếu “nhân vô ngã”, thấy tất cả các khổ do mình thọ đều do chấp ngã mà ra thì chỉ thoát khổ cho riêng mình, nhưng đi xa hơn nữa vẫn thấy chưa đầy đủ bởi thấy các pháp, các hiện tượng vẫn có thật, vẫn hiện hữu. Thành ra hàng thanh văn muốn tu giải thoát rốt ráo phải đi tiếp – tức quán chiếu về “pháp vô ngã” ,thấy các pháp (các hiện tượng tâm thức mình nhận biết được) đều vô ngã, tức quán chiếu về tánh không. Nếu không ,chúng ta không thể hiểu được về bản tánh của vạn pháp. Để đi tiếp vào đại thừa chúng ta phải hiệp nhất được 2 mặt (thứ nhất là lý nhân duyên, thứ hai là tánh không) lúc đó mình mới có khả năng chọc thủng được màn vô minh, màn hư huyễn của vạn pháp. Chúng ta muốn phát tâm giải thoát luân hồi tam giới, chúng ta phải tìm con đường như vậy. Khi tu đại thừa phải hiểu chúng ta không có hiện hữu một mình mà tất cả các pháp phải nương vào nhau bởi vì là nhân duyên tương sinh , chúng ta cũng phải nương vào chúng sinh khác chứ không thể nào mình giải thoát được mà chúng sinh không giải thoát . Từ quan điểm căn bản đó, người tu đại thừa mới phát lòng từ bi giải thoát cho tất cả chúng sinh đều được an lạc, và phát tứ vô lượng tâm -từ bi hỷ xã – (phát bồ đề tâm độ sinh) và tu về tánh không, mới có thể chứng nghiệm pháp vô ngã.

(10) Tổ Long Thọ nói một con người không thể tự hiện hữu, cũng không phải tự nhiên có, cũng không phải do ai hay đấng nào tạo ra mà con người do cái thức của mình nhận biết là mình có tự hữu . Đó là “nhân vô ngã” là vậy. Áp dụng vào các pháp (hiện tượng bên ngoài mà tâm thức mình nhận biết được như sông núi cây cỏ v v…) cũng vậy, khi chúng ta thấy được nguyên tắc “nhân vô ngã” rồi thì các pháp bên ngoài cũng vậy , khi nào thấy được nhân vô ngã và pháp cũng vô ngã, lúc đó chúng ta mới có thể nói chúng ta biết quán chiếu về tánh không. Nếu thấy mình là vô ngã, và chúng sinh cũng vô ngã, chúng ta mới có thể từ từ tu và đạt tới chánh giác (quả giải thoát rốt ráo). Còn nếu không thể tu đến rốt ráo, không biết về tánh không, không biết tư duy suy nghĩ quán chiếu về "nhân, pháp vô ngã"  (để thấy "nhân, pháp không có tự hữu"  ) thì thực sự chúng ta chỉ có quy y và có lòng tin tam bảo thôi, chúng ta rất khó có thể đạt giác ngộ và có thể gặp nguy hiểm là lọt vào thế gian pháp. Ở đây Thầy thấy có nhiều người trẻ và mới, nếu giới thiệu về giáo lý “tánh không” cũng còn sớm và rất khó hiểu tri kiến về “tánh không”. Nhưng những người tu lâu thì Thầy khuyên nên quán chiếu sâu hơn về “tánh không” để có thể tiến tu tiếp


(còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét