Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Lời nguyện vãng sinh Tịnh độ cực lạc -Phần II - Lời Nguyện Bảy Chi (Amitabha: Aspiration to Reborn Dewachen Land)



Người tu Đại Thừa luôn giữ tâm thanh tịnh để có  Bồ Đề Tâm. Trong lời nguyện vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc ta tụng những lời nguyện thù thắng, trong đó đặc biệt có “Lời Nguyện 7 Chi “, có 7 phần.
Chi thứ nhất : lễ lạy. Ta quán tưởng Đức Phật A Di Đà ,quyến thuộc của Ngài, các phẩm tánh công đức (thân, khẩu, ý, giác ngộ) của các Ngài rồi thành tín lễ lạy bằng cả thân, khẩu, ý của mình. Từ tay phải Đức Phật phóng hào quang hóa hiện trăm triệu Đức Quán Thế Âm.Từ tay trái hóa hiện trăm triệu Ngài Tara. Từ tim phóng hóa hiện  trăm triệu hóa thân của Ngài Liên Hoa Sanh -đó là cách quán tưởng hóa hiện thần thông của Đức Phật A Di Đà. Trong tiểu sử Tổ Liên Hoa Sanh nói từ chủng tự HRIH tim của Đức Phật A Di Đà phóng hào quang đến hồ Dhanakosha thị hiện ra đóa hoa sen và từ đóa hoa sen mới hóa sinh Ngài Liên Hoa Sanh, thì hai điều này cũng tương đương với nhau không có gì khác biệt. Đức Phật A Di Đà có lòng đại bi , tâm Ngài luôn hướng đến lục đạo chúng sinh cứu độ tất cả chúng sinh với lòng từ bi tha thiết, và do trí tuệ toàn giác  mà Ngài biết hết từng tâm niệm của mổi chúng sinh một cách chính xác cho dù chúng ta nói cái gì nghĩ cái gì, trong từng tâm niệm một Ngài đều biết đầy đủ rõ ràng không lẫn lộn. Bất cứ ai  dù  phạm tội ngũ nghịch ...mà thành tín nguyện Đức Phật A Di Đà thì Ngài chú tâm và độ người đó đến Tịnh Độ Cực Lạc ngay cả chúng sinh đang lạc lõng trong thân trung ấm tức là cõi chết mà cầu nguyện Ngài thì Ngài cũng tiếp dẫn về Tịnh Độ Cực Lạc, chỉ trừ chúng sinh nào rời bỏ Phật Pháp  không thể độ được, còn tất cả chúng sinh khác đều độ được.
Chúng ta kính lễ Đức Phật A Di Đà bởi vì Ngài là Bậc Tối Thắng có khả năng độ cho ta đến cõi Tịnh Độ, ngoài ra năng lực Ngài sẽ trụ trong Tịnh Độ vô lượng kiếp và Ngài cũng có năng lực giúp chúng ta được trường thọ. Theo luật nhân quả khi thành tâm nguyện Ngài là  ta đã kết cái nhân với Ngài, chúng ta sẽ hưởng cái quả được Ngài độ đến cõi Tịnh Độ . Ngoài ra Ngài cũng giúp chúng ta được thọ mạng lâu dài sống cả trăm tuổi mà không bị chết bất đắc kỳ tử, thí dụ có người do nghiệp có thể sống 70 tuổi nhưng cũng có thể chết bất đắc kỳ tử tai nạn xe...nhưng nếu nguyện với Đức Phật A Di Đà thì Ngài có thể giúp cho khỏi bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử và được thọ mạng lâu dài 100 tuổi.

Kế tiếp chúng ta nghĩ tưởng đến những lời nguyện với Đức Phật A Di Đà một cách thành tín và lễ lạy Ngài , ta nên nghĩ dù có tài sản bằng 7 báu chứa đầy khắp cả hư không thì tài sản này cũng không quý bằng công đức được nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Ai nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà dù chỉ 1 lần thôi, nghe những công Đức của Ngài và phát tâm thành tín kiên cố thì từ giây phút đó người đó đã bước chân đi trên con đường bồ đề đặt chân lên con đường giải thoát đóng cửa ba cõi dưới không bị đọa vào địa ngục ngạ quỹ súc sinh - từ giây phút đó cho đến lúc giải thoát thành Phật  sẽ không bao giờ bị đọa sinh trong thân tướng xấu xí, mà luôn luôn được sinh trong thân tướng tốt đẹp đầy đủ các căn, không bị vướng vào thân nữ, sinh trong gia đình có thế lực, không bị sinh vào gia đình thấp kém, chúng ta suy tưởng như vậy tụng như vậy và kính lễ đảnh lễ Đức Phật A Di Đà.
xong phần lễ lạy Phật, ta  tụng danh hiệu Đức Phật A Di Đà và danh hiệu các vị Phật khác - đọc trong sự tỉnh thức và giữ chánh niệm - luôn trì giữ  hình ảnh cảnh Tịnh Độ Đức Phật A Di Đà mình quán, đồng thời nhớ nghĩa lời tụng.

Chi thứ hai: Cúng Dường:
- Cúng dường tất cả những gì ta sở hửu như : thân mạng /tài sản /tất cả thiện căn/ công đức / phước đức /cúng với tâm không ham tiếc bỏn xẻn / không hối tiếc không tính toán / khả năng có ít  cúng ít / có nhiều cúng nhiều không kiêu căng hay chơi nổi lấy tiếng /  tùy theo khả năng, nghèo thì cúng dường 7 chén hay nghèo nữa thì cúng 1 ngọn đèn. Ngay dân du mục Tây Tạng họ rất quý bơ nhưng không có nghĩa là đi cúng  bơ củ bơ thiu mốc đem ra cúng dường, còn bơ tốt bơ mới thơm tho thì giữ lại dùng. Nguyên tắc cũng vậy chúng ta cúng dường cái nào tốt đẹp nhất trong khả năng của mình , chứ đừng thấy món nào chê củ hay không muốn dùng nửa mà đem ra cúng dường cho khuất mắt - nếu có khả năng mình cúng dường vàng bạc, còn nghèo quá mình cúng dường đất đá miễn là có tâm thành tín thì sẽ tạo vô lượng công đức. Truyện kể có 2 đứa trẻ nô đùa dùng đất sét nặn ra vàng bạc châu báu trang sức ngọc ngà, lúc đó Đức Phật Thích Ca đi ngang qua, 2 hai đứa trẻ thấy Đức Phật nói là Ông này đẹp quá mình nên cúng dường cho Ông, và lấy những món đất sét đã nặn  để vào trong bình bát của Đức Phật, nhờ công đức đó với tâm thành tín , đứa trẻ này được tái sinh thành vị Pháp Vương tên Vô Não, và đứa trẻ kia được tái sinh làm tể tướng.
Đức Phật có lòng đại bi vô lượng cho nên Ngài có thể thọ nhận cúng dường của bất cứ ai bất cứ lúc nào, và tất cả sự cúng dường nếu ta có tâm thành đều có giá trị.

- Cúng dường thế giới vủ trụ : Mổi thế giới theo sự giải thích của Phật Giáo cấu trúc đều có núi Tu Di chính giữa ,chung quanh có bốn châu và các châu phụ -  chúng ta cúng dường thế giới  ta không cần phải tưởng tượng bởi vì nó sẵn, ta chỉ cần nhớ nghĩ  cúng dường thế giới này hay nhiều thế giới.

- Quán tưởng vật cúng dường - như pháp cúng dường Mandala : quán tưởng  8 món kiết tường, 7 món báu của chư Thiên như ngọc báu, bánh xe báu...,+ quán tưởng Tịnh Độ Đức Phật A Di Đà hiện ra trước mặt và chúng ta cúng dường cho các Ngài thì sẽ tạo rất nhiều công đức. Ta sắm sửa những gì tốt đẹp ta có được /những gì tốt đẹp ta có thể quán tưởng ở cõi trời, cõi rồng, cõi người...ta cúng dường cho Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài thì sẽ nhận được ích lợi vô cùng. Chúng ta tụng phần ‘thân tài sản’ đến phần ‘xin từ bi thọ nhận’. Nguyên tắc giống như Chi thứ nhất Lễ Lạy Chư Phật, ở phần cúng dường  cũng quán Phật Cảnh  - Tịnh Độ Đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ Tát ở hai bên, hàng Bồ Tát, hàng thánh chúng … đó là đối tượng chúng ta cúng dường, và khi tụng  nhớ quán hình ảnh cho rỏ ràng+ nhớ ý nghĩa / trước hết chúng ta sẽ tụng phần cúng dường Mandala,sau đó sẽ tụng phần cúng dường này.

Chi thứ 3: Sám Hối.
Sám Hối ác nghiệp tức là phát lộ những ác nghiệp và sám hối những nghiệp mình đã tạo. Trong bất cứ pháp tu nào cũng đều có cúng dường, lễ lạy... luôn luôn kèm theo pháp tu sám hối. Có 4 yếu tố giải nghiệp:

- Phát lộ sám hối - phơi bày tội lổi của mình ra không giấu giếm những nghiệp tạo trong thân, khẩu, ý. (Ba thân nghiệp : sát sinh giết hại chúng sinh, trộm cắp món mà mình không sở hửu , tà dâm)
(bốn khẩu nghiệp: vọng ngữ nói láo để gạt người, nói đâm thọc gây chia rẽ làm cho người ta gây gổ với nhau, nói lời thô tục hung dử hay nói lời làm người khác đau lòng kể cả đối với súc vật cũng vậy thí dụ như  mắng chưởi người ta cũng tính là lời thô tục (chúng ta tu hạnh Bồ Tát mà Bồ Tát là người nuôi lớn trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm lòng từ bi của mình, đối với chúng sinh chúng ta phải dịu dàng ngay cả đối với súc vật), nói lời tào lao vô bổ tức là nói chuyện tào lao thay vì để thì giờ đó để tu hành thì nó có ích lợi hơn.)

- ăn năn sám hối.
- Trừ bỏ không tái phạm.

(Ba thân nghiệp:Thầy muốn trở lại nói về ba thân nghiệp là sát sinh, trộm cắp, và tà dâm. Nói về sát sinh không chỉ thật sự sát sinh mới tạo nghiệp mà ngay cả khi mình xúi dục người khác sát sinh hay làm điều gì khiến người khác sát sinh vì mình thì cũng là tạo nghiệp sát sinh tuy mình không tự tay giết. Nói về nghiệp thì có rất nhiều loại: vô tình hay cố ý thì nó cũng tạo ra nghiệp, thí dụ mình mong người khác bị chết hay phải chết thì chỉ cái ý nghĩa đó thôi thì có thể nói  mình đã tạo ra nghiệp sát sinh phân nữa rồi, chúng ta là người tu Bồ Tát Hạnh phải để tâm thanh tịnh đừng bao giờ tạo những cái nghiệp như vậy ngay cả trong tâm trong ý của mình, thí dụ việc sát sinh  nếu mình tạo nghiệp sát sinh / lảnh quả báo 100% thì phải có đầy đủ ba giai đoạn: thứ nhất là có ý muốn sát hại người, thứ hai là giết người , và thứ ba là vui mừng khi người bị giết, nếu tạo đầy đủ 3 điều đó thì sẽ lảnh quả báo 100%, còn ngoài ra khi chúng ta làm từng phần chúng ta chịu trong đó. Gây những nghiệp khác cũng vậy, thí dụ  tà dâm đối với người đã có gia đình mà tùy theo ở trong ý muốn trong hành động thì tùy theo chúng ta sẽ tạo cái  nghiệp tương ứng giống như thí dụ mà Thầy vừa nói)

3 ý nghiệp:  (tạo ra bởi tâm ý) :
- tâm tham: bất cứ cái gì tốt đẹp của người khác mình đều muốn chiếm hữu, hay là người khác có cái gì tốt đẹp mà mình bực bội không thích không muốn cho người ta có thì cũng là tâm tham.

- ác tâm: muốn làm hại người khác bằng lời nói, bằng tâm sân hận.

- tà kiến: có cái nhìn sai lầm ngược ngạo - chẳng hạn không tin nhân quả /không cần biết đến nhân quả /không tin địa ngục/ không tin luân hồi...hay chúng ta làm thương mại mà không cần biết đến điều đó chúng ta mặc sức muốn làm gì thì làm thì đó là những nghiệp tà kiến. Có thể nói tất cả những nghiệp mình tạo ra đều bởi vì mình có cái nhìn sai lầm - tà kiến - nền tảng làm mình tạo nghiệp. Trong tất cả các nghiệp thì tà kiến là nghiệp nặng nhất, chúng ta phải phát lộ phơi bày tà kiến, ăn năn sám hối và quyết tâm trừ bỏ không tái phạm.

Cách phát lộ sám hối:
Ngay đời này ta đã tạo nhiều nghiệp về thân, khẩu, ý -  hay thập ác , nhẹ nhất cũng có tạo vài loại, còn vô lượng kiếp đến giờ thì ai cũng tạo 10 nghiệp ác về thân khẩu ý không chừa ai hết. Khi phát lộ sám hối ta không chỉ sám hối cho riêng bản thân mình mà sám hối tất cả nghiệp ác mà tất cả chúng sinh đã làm, đặc biệt sám hối luôn tất cả những ác nghiệp mà cha mẹ mình trong kiếp này và tất cả kiếp khác đã tạo ra, mình đều thay mặt sám hối hết, và để sám hối chúng ta cần sự chứng giám tức là ta quán Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài trong cõi Tịnh Độ chứng giám cho sự sám hối của ta, chúng ta sám hối  phát lộ phơi bày tội lổi ra, ăn năn, và trừ bỏ không tái phạm.

Tội ngũ nghịch và 5 trọng tội :

đây là những nghiệp rất nặng không nghiệp nào nặng hơn : giết cha mẹ, giết Thầy dạy đạo cho mình hay hàng thánh tăng A La Hán, hay không cần giết Phật nhưng có ác tâm làm cho thân Phật chảy máu. Người nào tạo tội ngũ nghịch khi chết liền tức thì bị đọa địa ngục. Bên Tây Tạng có người chỉ vô tình đụng xe làm chết cha mẹ mình thì tuy không tạo đầy đủ nghiệp thân khẩu ý nhưng cũng tạo nghiệp rất nặng huống chi là người tạo nghiệp 100%. Ta phải phát lộ sám hối tất cả những tội lổi đó.

Về 5 tội cũng nặng gần như tội ngũ nghịch tức rớt liền xuống địa ngục: giết tăng giết tỳ kheo tỳ kheo ni giết người tu hành / quyến rũ phụ nữ trinh tiết hay phụ nữ nào đã có nguyện giữ giới hạnh thanh tịnh mình cố tình quyến rũ người ta để người ta phạm tội tà dâm với mình  hay là một vị ni tu hành mà mình quyến rủ người ta bỏ tu thì tội cũng nặng. Tội thứ ba là phá chùa, tháp, tượng Phật.  Đức Phật có dạy là dù chúng ta có tạo tội ngũ nghịch nặng như núi Tu Di vẫn có thể sám hối được giống như ngọn lửa từ từ đốt cháy núi Tu Di. Nhưng nếu bỏ Phật Pháp (tội bỏ đạo) thì tội này ví như biển lớn biển cả chúng ta dùng ngọn lửa đốt biển không bao giờ tiêu nổi, không còn cứu được - đó là tội nặng nhất trong các tội.
Ngoài ra chúng ta phải cẩn thận đừng có mạo phạm Tam Bảo, nhiều người có thói quen thí dụ vô chùa đứng trước tượng Phật thề  ‘nếu tôi nói láo thì xin ngôi chùa này có cháy tiêu hủy, hay nếu tôi nói láo thì xin thề Đa Lai La Ma sẽ chết yểu’ - nếu chúng ta dùng đối tượng Tam Bảo để thề thốt như vậy thì tội rất nặng .

1 tội khác nặng hơn tội giết hại tất cả chúng sinh trong tam giới : đó là tội đối với bậc Bồ Tát. Chử này có nhiều nghĩa tức là tội mắng chưởi nói xấu hành hạ hay làm cho vị Bồ Tát phải khổ sở. Bậc Bồ Tát không phải là người phàm, thành ra chúng ta phạm tội với Bồ Tát thì tội rất nặng, nặng hơn tội giết hại chúng sinh trong tam giới. Làm sao mình biết ai là Bồ Tát ? mình không biết thì tốt hơn hết đừng nên tạo tội đối với tất cả mọi người là hay hơn hết,  nói năng tử tế dịu dàng thành thật là bảo đảm hơn hết vì mình không biết ai là Bồ Tát lỡ mình nói ẩu tả mạo phạm là phiền vô cùng.


Tổ Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Jigme Lingpa có viết  bộ luận  ‘Công Đức Thù Thắng’  nói về thân người quý báu và những cái khổ trong luân hồi. Từ vô thủy  đến giờ chúng sinh trãi qua vô lượng khổ não không biết bao nhiêu kiếp và qua tất cả các cõi thí dụ trong cõi súc sinh chúng ta đã từng làm chim làm nai làm thú vật cũng đã từng bị săn đuổi bị bắt giết làm thịt, và mãi cho đến bây giờ cuối cùng chúng ta mới có được thân người, nhưng chúng ta vẫn phải chịu rất nhiều khổ não thí dụ như  bệnh tật, bị người khác hà hiếp, nhưng chúng ta vẫn chưa giác ngộ được thực tánh của mình mà vẫn tham lam tạo nhân khiến chúng ta cứ quay lại đọa trong luân hồi , bởi vì chúng ta vẫn cứ ngu si vẫn bị vô minh sai khiến. Giờ chúng ta đã gặp chánh pháp đã nghe đã hiểu đã học , biết tại sao phải tu hành.










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét