"Con xin quy y Thầy,
Con xin quy y Phật,
Con xin quy y Pháp,
Con xin quy y Tăng,"
Trong tất cả các trường phái Phật giáo thì chúng ta có quy y Phật,Pháp và Tăng. Nhưng trong trường phái Phật giáo Tây Tạng thì chúng ta quy y thêm đối tượng quy y thứ tư : đó chính là Lama (Bậc Thầy hay Đạo Sư dẫn dắt , Đạo Sư tâm linh) , người ta cho rằng sự giải thoát hoàn toàn nương tựa vào Bậc Đạo Sư bởi vì trong quá khứ,trong rất là nhiều câu chuyện Phật giáo, những lịch sử của các đại đạo sư chứng ngộ, tất cả các đại đạo sư chứng ngộ đó đều nương tựa vào thầy mình và nhờ thầy mình hướng dẫn, ban phước và chỉ dẫn mà họ đạt đến giác ngộ. Chính vì thế bậc thầy vô cùng quan trọng và sự giải thoát của người học trò nằm hoàn toàn trong tay của bậc thầy, trong sự ban phước của bậc thầy. Và vì thế đạo sư gốc là vô cùng quan trọng và đó chính là lý do tại sao các đạo sư Tây Tạng đã thêm vào trong cái phần quy y là: quy y Bậc Thầy - tức là tứ quy y.
Tại Tây Tạng người ta thường đọc bài cầu nguyện quy y là:
Tại Tây Tạng người ta thường đọc bài cầu nguyện quy y là:
La-ma la ki-áp su chi-ô (có nghĩa là : Con xin quy y Thầy ) / Săng-ghi-ê la ki-áp su chi ô (con xin quy y Phật) / Chơ la ki-áp su chi ô (con xin quy Pháp) / Ghê-đun la ki-áp su chi ô. (con xin quy y Tăng).
Và hôm nay trong pháp hội này có những người mới và có những người muốn quy y, vì thế tôi xin mọi người hãy nghĩ về sự quan trọng của sự quy y, về phẩm tính của sự quy y và phải phát khởi niềm sùng kính để chúng ta phát tâm quy y. Sau đó thì chúng ta chắp tay lại đọc lại theo tôi:
La-ma la ki-áp su chi-ô / Săng-ghi-ê la ki-áp su chi ô / Chơ la ki-áp su chi ô / Ghê-đun la ki-áp su chi ô.
Na-mô Gu-ru bê / Na-mô Bút-đa-da / Na-mô Đạt-ma-da / Na-mô Săng-gha-da.
_________________________
(photo: Me and my Tibetian Teacher : Hung Kar Dorje Rinpoche , Oct 13rd,2010 )
trích đoạn pháp thoại ngày 13/10/2010 tại TP HCM
_________________________
Trong truyền thống Phật giáo Tây tạng Bổn sư đóng vai trò trung tâm. Nếu không có Bổn sư thì chúng ta không thể tu hành đúng đường hướng. Vì thế không thể thành chánh quả. Vì vậy mà Guru là trung tâm, là tối quan trọng trong cuộc đời của một hành giả.
Đức Tsongkhapa có dạy rằng cội nguồn của tất cả những phẩm tánh tốt đẹp trong tâm một hành giả chính là đức Bổn sư. Chân thành đặt hết niềm tin, lòng khát ngưỡng của mình vào một vị Thầy, đi theo Ngài và gắn kết trọn vẹn với Ngài - đó là điều quan trọng nhất mà một hành giả Kim Cương thừa phải làm cho được. Bất cứ một ai bước chân trên con đường Kim cương thừa đều phải biết đó là điều kiện tiên quyết, điều kiện tối quan trọng giúp ta có được chút thành tựu nào đó.
Một hành giả trước khi có kết nối tâm linh chính thức với một vị Bổn sư nào đó đều phải có một khoảng thời gian để khảo sát vị thầy; để tìm xem vị thầy đó có thực sự có được những phẩm tánh mà một vị Guru cần phải có hay không. Các vị đạo sư dòng Kadampa trong quá khứ đã nêu một tấm gương sáng trong việc khảo sát một vị thầy. Các ngài đã bỏ nhiều năm trời để khảo sát vị thầy của mình. Khi chúng ta đã thấy rằng vị thầy của mình thực sự có những phẩm tánh cần thiết, thì lúc đó cần phải phát triển tâm chí thành chí tín với Bổn sư.
Chúng ta phải đặt trọn cuộc đời mình nơi Guru, quy y Ngài, và cúng dường toàn bộ thân, khẩu, ý của mình trọn vẹn cho Ngài. Bất kì lời nói nào, ý chỉ nào của Ngài ta cũng đều phải nỗ lực làm theo và tin tưởng. Chỉ khi đó thì chúng ta mới có được điều kiện quan trọng nhất để thành tựu trên con đường tu.
Trong truyền thống Kim cương thừa, có một đòi hỏi một đòi hỏi rất quan trọng, đó là người hành giả phải nhìn thấy vị Guru của mình như một vị Phật. Đức Marpa đã dạy Tổ Milarepa: “Nếu con chỉ nhìn thấy ta như một ông sư, như một con người bình thường, thì kết quả con có được chỉ là nước lã mà thôi.”
Chúng ta nên tìm hiểu kỹ những vấn đề trong mối quan hệ giữa đạo sư và đệ tử. Chúng ta phải tìm hiểu để biết được: phải làm như thế nào để khảo sát một vị thầy, để nhận một vị thầy, để trở thành một đệ tử tốt. Làm như thế nào để nghe được giáo lý mà Thầy truyền dạy cho mình, để có thể đi theo chân một Ngài và làm theo những gì mà Ngài chỉ dạy theo đúng nghĩa của một đệ tử.
Phan Thu Bình lược trích từ nguồn:
http://www.hungkardorje.org/publish/teachings/index.php
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét