Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Lời nguyện vãng sinh Tịnh độ cực lạc- Phần III - Bốn yếu tố để vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc (Amitabha: Aspiration to Reborn Dewachen Land)

Quý vị đã tham dự đầy đủ cả 3 ngày học pháp rất  tốt, và về nhà nên ôn lại bộ sách và ráng tập tụng những lời nguyện này cho quen, khi tập tụng nhớ  ý nghĩa Thầy giảng - qui tắc ta nên tập tụng cho quen để nhập tâm / tạo nhân vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc.


Như Thầy đã giảng trong mấy ngày qua, một trong những lý do chính ta phải tu hành  là  để chuẩn bị cho tương lai khỏi phải bị đọa vào những cõi thấp rất  khổ sở - nếu ta không chuẩn bị rõ ràng đầy đủ thì chắc chắn sẽ phải thọ khổ vô cùng,  chúng ta phải hạ quyết tâm ngay trong lúc này trong giây phút này  phải tu hành, khởi sự tu hành để chuẩn bị cho tương lai tốt đẹp hơn, cho những đời sống sau này tốt đẹp hơn.


Khi tu hành chúng ta đặt nền tảng con đường là Bồ Tát Đạo,  từ con đường đó sẽ dẫn ta đến giải thoát, như trong Bộ Luận ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ của Tổ Tịch Thiên Shantideva Ngài nói nếu chúng ta không tích tụ công đức thì khi chết, ở trong cõi thân trung ấm, ta sẽ gặp những hiện tượng (mà những hiện tượng này thực sự là phóng chiếu từ tự tâm ta), nhưng nó rất  khủng khiếp khủng hoảng,  lúc đó người chết muốn tìm kiếm sự bảo vệ cũng không được. Nhưng Ngài Tịch Thiên đã nói nếu lúc còn sống biết chuẩn bị cho cái chết thì khi chết , ta như có được người đồng minh yểm trợ trong cõi chết, người đồng minh này là chính là sự tu hành của ta lúc còn sống. Nếu không đủ công đức do không tu hành đầy đủ thì lúc chết chắc chắn ta sẽ bị khủng hoảng trong diễn trình chết - để khỏi bị khủng hoảng trong diễn trình chết  ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.

Nếu muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc phải hội đủ 4 nhân duyên : 

1- Chúng ta phải tạo công đức giải trừ nghiệp chướng của mình - trong bộ luận này có nói là  ta có thể giải trừ nghiệp chướng của mình qua Lời Nguyện 7 Chi -  trong Lời Nguyện 7 Chi có phần Phát Lộ Sám Hối,  khi chúng ta tu  cần tích tụ công đức, khi  đủ công đức thì từ từ ta sẽ giải trừ hết nghiệp chướng của mình, như vậy có thể nói tích tụ công đức và giải trừ nghiệp chướng  là hai mặt của một vấn đề.

2- Ta nên tập tụng những lời nguyện này cho quen,  khi tụng có thể nói là chúng ta thay mặt chúng sinh và hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc.

3- Khi tu tập , nền tảng căn bản vẫn là Bồ Đề Tâm vì Bồ Đề Tâm là năng lực hổ trợ cho pháp tu chúng ta, đây là yếu tố không thể thiếu được.

4- Khi tu tập chúng ta cần quán tưởng Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc, hàng thánh chúng của Ngài chứng giám cho việc tu hành của chúng ta.

4 yếu tố này, mỗi yếu tố có năng lực khác nhau và khi  kết hợp lại sẽ đưa đến kết quả như chúng ta mong muốn. 

Cái yếu tố thứ 3 là phát Bồ Đề Tâm (Thầy đã giảng ở chương đầu phần chuẩn bị) bây giờ ta đã xong phần 1 và 2 của bộ sách,  ta bắt đầu qua phần 3 : Lời Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc và phần hồi hướng tất cả chúng sinh đều vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc -  ý nghĩa tổng quát là nguyện hồi hướng tất cả công đức - do khi tập tụng Lời Nguyện 7 Chi và qua Bồ Đề Tâm của mình thì tất cả công đức mình đều hồi hướng cho tất cả chúng sinh đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc và trong đây cũng nguyện là ta và tất cả những ai có duyên với ta đều được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc .

Khi nói liên hệ với mình thì không phải chỉ gần gũi những người quen biết hoặc người thân của mình mà phải hiểu qua vô lượng kiếp mình đã liên hệ với tất cả vô lượng chúng sinh, lời nguyện này nói sau khi con chết rời bỏ kiếp sống này, nguyện cho con được diện kiến Đức Phật A Di Đà cùng với quyến thuộc của Ngài. 

Thông thường người lúc lâm chung hay sắp chết thì hầu hết ai cũng bị bịnh và khi mình biết mình sắp chết thì trong diễn trình chết có thể mình sẽ gặp đau đớn khổ sở do bịnh nặng,  đây là chướng ngại rất lớn vì khi đó mình không thể tập trung tư tưởng hay tập trung vào bộ pháp hay cách quán tưởng để đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.
Bởi lý do đó ngay trong lúc còn khỏe mạnh còn sống , ta phải thường xuyên tu tập và nguyện với Đức Phật A Di Đà hộ trì cho mình khỏi  cảnh khổ khi mình chết.
Nếu mình tu tập thường xuyên như vậy thì lúc chết mới có thể quán tưởng được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn  hộ trì , mình mới có được cái chết an lành, do chúng ta thấy được Đức Phật A Di Đà và 7 vị Bồ Tát quyến thuộc của Ngài hiện ra, tiếp dẫn chúng ta một cách nhẹ nhàng và đưa chúng ta đến Tịnh Độ Cực Lạc một cách nhẹ nhàng.
Trong đời Thầy, Thầy đã gặp nhiều người lâm chung rất  khổ sở, nhiều trường hợp không biết người đó chết hay chưa - vì bất tỉnh trong thời gian dài nhiều năm mà hơi thở vẫn còn thoi thóp - lúc đó nói họ chết cũng không đúng, mà nói họ sống cũng không đúng, tại vì họ không tỉnh. Chúng ta nếu muốn tránh trường hợp này thì  phải rất cẩn thận, phải tu hành để khỏi gặp cảnh đó khi lâm chung. 
Thầy có gặp một người Nhật ở Đại Học Bắc Kinh, người này nói với Thầy là Phật Giáo chán quá nói toàn những chuyện chán nản không, suốt ngày cứ nói về cái chết, về vô thường, về khổ...toàn là những chuyện không có vui tai, nhưng chúng ta phải hiểu mục đích của Phật Giáo dùng những yếu tố này để phấn khích chúng ta tu hành từ đó mới đi đến mục đích ta muốn, chứ không phải dùng những cái này mà không có mục đích gì. 
Nói tiếp về cái khổ thì trong lời bộ sách này có diễn tả về cái khổ của các cõi dưới , chúng sinh phải thọ khổ rất nặng, ngay cõi sung sướng nhất là cõi trời cũng vậy cũng rất vô thường và luôn luôn biến chuyển, thành ra nguyện cho con sinh được tâm pháp, tâm nhàm chán các cõi trong luân hồi. 
Có một yếu tố rất quan trọng chúng ta muốn vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc là khi lìa bỏ cõi đời lúc chết chúng ta không được  tham luyến bất cứ chuyện gì trên cõi này, nếu không chúng ta sẽ bị kéo tuột trở lại.
Có trường hợp 1 ông thầy lúc chết đang trên đường tới Tịnh Độ Cực Lạc thì lúc đó ông nghe tiếng chuông chày trống của các thầy đang làm lễ,  ông nghe thấy vui tai quá, khởi tâm thấy vui thích, liền lúc đó ông bị kéo tuột trở lại.
 Có câu chuyện ông sư có một số tiền giấu trong tường. Lúc chết ông luyến tiếc tiền, thành ra thần thức ông không có đi được mà cứ lẩn quẩn ở đó, và đến lúc người ta vô tình mở cái tường ra thì thấy mấy đồng tiền giống như có in hình con cóc con nhái, đó là do thần thức của ông nặng nề đến nỗi  tạo ra hình ảnh đó dính vào đồng tiền.
Một câu chuyện nữa trong kinh là có một thiếu nữ rất đẹp, cô rất yêu những cái đẹp của mình tức là chấp vào cái đẹp, khi cô chết thì xác cô được chôn dưới đất, thần thức của cô ta không chịu đi bởi vì lúc nào cũng muốn bảo vệ sắc đẹp của mình, do sự bám chấp đó cô lại sinh trở lại thành con rắn bảo vệ ngôi mộ cái xác, giữ cái đẹp cho mình. 
Những chuyện trên đời này như thân nhân, tài sản... là những chướng ngại rất lớn khi chúng ta chết, chúng ta phải xã bỏ cho sạch,  chúng ta phải hiểu từ vô thủy cho tới bây giờ, qua vô lượng kiếp chúng ta khổ sở rất nhiều rồi, khổ sở không thể tưởng tượng nổi, mà vẫn chưa đủ hay sao mà còn bám chấp nhất, chúng ta phải xã bỏ cái chấp và quyết tâm phát nguyện vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc - chúng ta phải quan niệm mình giống như người đã bị tù ngục lâu năm rồi, bây giờ được mở cửa tù ra thì phải mau mau chạy cho lẹ, mau mau đi đến Tịnh Độ Cực Lạc đừng có bám chấp gì nữa.

Như vậy chúng ta cần hội đủ 4 nhân duyên để vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, tu tập luôn luôn quán tưởng Đức Phật A Di Đà, cõi Tịnh Độ của Ngài, và nguyện được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc và được diện kiến Ngài. Nhưng khi tu tập, chúng ta có thể có nghi ngờ thì sự nghi ngờ là chướng ngại của việc vãng sinh, nếu chúng ta tu + hội đủ 4 nhân duyên vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, tu hành rất mãnh liệt nhưng còn chút nghi ngờ thì vẫn có thể vãng sinh Tịnh Độ được nhưng chúng ta không diện kiến được Đức Phật A Di Đà ngay tức thì khi vãng sinh, mà chúng ta phải sinh ở trong hoa sen, và cái hoa sen này phải chờ 500 năm nó mới nở, lúc đó cuối cùng cũng gặp được Đức Phật A Di Đà nhưng mà rất trễ. 
Vì vậy chúng ta phải cố gắng nguyện được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, nguyện không còn chút nghi ngờ  và được diện kiến Đức Phật A Di Đà liền, không phải sinh trong hoa sen 500 năm sau mới nở. Chúng ta nguyện, quán Đức Phật A Di Đà trước mặt, ở cõi Tịnh Độ từ tay chúng ta phóng ra vô lượng cúng phẩm cúng dường cho Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài, và được Ngài ban sự gia trì, và nhờ sự gia trì của Ngài mà tâm chúng ta được thuần thục, tâm chúng ta được vững vàng không còn nghi ngờ, không còn những chướng ngại nữa, để chúng ta có thể được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc một cách dễ dàng.  

Trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà có nhiều vị Bồ Tát rất cao và nhiều hàng Bồ Tát cũng đến cõi Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, và các Ngài từ những cõi khác đến để học pháp từ Đức Phật A Di Đà, chúng ta cũng cúng dường luôn các Ngài để thêm pháp cho các Ngài. Không những chúng ta có thể thỉnh pháp từ các vị Bồ Tát đến từ các cõi khác trong Cõi Cực Lạc để học pháp  từ các Ngài, mà khi chúng ta được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta cũng có khả năng du hí thần thông tức là có thể đi đến cõi Phật khác để học pháp từ các vị Bồ Tát ở các cõi khác - vấn đề du hành đến các cõi khác khi chúng ta được vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc là chuyện rất dễ dàng, gọi là du hí thần thông. Khi du hành đến các cõi khác, ta không có bị như ở cõi người này như bị kẹt xe, phải mua vé máy bay chờ đợi sắp hàng...mà ở đó chúng ta thời gian rộng rãi, một ngày ở Cõi Cực Lạc bằng một đại kiếp ở cõi người , thành ra chúng ta có rất nhiều thì giờ để du hành và học pháp. 
Khi vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, ta sẽ có thần nhãn và thấy được thế giới loài người mà ta đã lìa bỏ,ta có thể quan sát chuyện gì xảy ra , quan sát những người ở lại và nhất là thân nhân, ta cũng có khả năng hộ trì và phù hộ cho họ qua những lời nguyện / tâm lực của chúng ta, và khi họ chết, ta cũng có khả năng hướng dẫn họ đi đến Tịnh Độ Cực Lạc.

Thầy đã giảng xong phần Lời Nguyện Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc. Bây giờ chúng ta cùng nhau tụng lời nguyện,khi tụng nhớ quán tưởng và nhớ ý nghĩa Thầy vừa giảng.

Thầy nhớ thời trẻ lúc còn tu học ở tu viện Ấn Độ, Đức Dalai Lama có tới thăm và Ngài nói với các vị tăng trẻ tu học ở đây là các ông đừng có căng thẳng quá, đừng có mong muốn thành tựu quá sớm tức là muốn thành tựu liền /chứng ngộ liền, thành ra căng thẳng rồi dùng sức quá sức, rồi mấy ông sẽ gặp chướng ngại, mấy ông phải tu cho điều hòa, từ dùng trí tuệ của mình để quyết định và để sự tu hành vững vàng, từ từ mà chắc, cũng giống như dòng sông chảy từ từ, nhìn tưởng nó  không chảy, nhưng nó vẫn chảy tiến ra tới biển, nếu mấy ông tu hành mà bám chấp quá vào sự thành tựu muốn mau chóng thành tựu, thì nó sẽ thành chướng ngại, bởi vì tâm quá căng thẳng.
Khi chúng ta tụng lời nguyện trường thọ cho Thầy thì lời nguyện này được viết bởi Đức Dalai Lama tại Dharamsala năm 1995, sau này khi Thầy gặp lại Đức Dalai Lama tại Los Angeles, Ngài có nói là khi ta viết cái câu cho ông là ông phải dùng văn, tư, tu, trong diễn trình tu chứng, cái ý tôi muốn nói là ông phải văn, tư, tu cả tất cả dòng phái khác không phân biệt, chứ không phải ông cho là mình đã thành tựu rồi mà không có tu học tiếp, Ngài nói đó là dạy cho ông cách tu hành.
Thầy muốn nhấn mạnh một lần nữa là khi chúng ta tu hành mà  có tâm mong cầu gấp gáp thành tựu thì đó là  sự chướng ngại.

Không khí ở cõi Tịnh Độ Cực Lạc rất trong lành mát mẽ thơm tho và có nhiều trận mưa hoa từ trên không rơi xuống làm trang nghiêm cõi Tịnh Độ, và tất cả cảnh vật ở đây làm cho các căn của chúng sinh cảm thấy vui thích và có những thiên nữ chuyên về cúng dường thị hiện những tràng hoa cúng dường Chư Phật. 
Chúng sinh ở đó lúc nào muốn nghĩ ngơi thì lập tức sẽ xuất  hiện ra một cái giường rất mềm mại gối lụa mềm mại để nghĩ ngơi, có thể điều chỉnh bằng hay nghiêng tùy ý, khi nằm nghĩ ngơi muốn nghe pháp thì có những loài chim xuất hiện hót những âm thanh về pháp/nói pháp cho mình nghe, và lúc nào không muốn nghe nữa thì lập tức những con chim nó im tiếng không hót nữa, ngoài ra muốn tắm rửa thì có những ao báu xuất hiện và muốn nhiệt độ nào thì tự nhiên nước sẽ đúng nhiệt độ mình muốn/ nóng lạnh tùy ý.
Tóm lại đó là những điều tốt đẹp ở cõi Tịnh Độ. Một khi người nào đã vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc thì có thể lựa chọn: thứ nhất là lựa chọn tu Đại Thừa trãi qua các giai đoạn để thành tựu, chứng ngộ, thành Phật, giải thoát tất cả chúng sinh đều được, hoặc người nào muốn ở lại lâu cõi Tịnh Độ Cực Lạc để phụng sự Đức Phật A Di Đà thì cũng được - tức là trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc thì Đức Phật A Di Đà trụ cõi Tịnh Độ Cực Lạc rất lâu vô lượng kiếp không thể tính đếm được, nhưng dù không thể tính đếm được, cũng có lúc Đức Phật A Di Đà thị tịch,  khi Ngài thị tịch lúc đó Ngài Quán Thế Âm sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà để chủ trì cõi Tịnh Độ Cực Lạc, rồi khi Ngài Quán Thế Âm thị tịch , Ngài Kim Cang Thủ sẽ thay thế tiếp nối như vậy tất cả sẽ có vị Bồ Tát thay thế. 
Nếu ai muốn trãi qua hết các giai đoạn ở đó để phụng sự tất cả vị ở đó cũng được, ngoài ra muốn tu hành để giải thoát cứu độ chúng sinh cũng được. Quý vị muốn cách nào thì phải phát nguyện. Nếu chúng ta coi kỹ lại trong Đại Thừa thì giai đoạn tu thành Phật tu trãi qua các địa, từ sơ địa lên đến thập điạ thành Phật, thì từ khi tu hành đến khi thành Phật là trãi qua 3 A tăng kỳ kiếp tức là thời gian rất lâu mới thành Phật, trong thời gian đó  phải tạo công đức giải trừ nghiệp chướng, tích tụ phước huệ, lúc đó mới thành Phật được. Nhưng mà trong đây chúng ta thấy  Đức Phật A Di Đà, Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ,  các Ngài có trãi qua các giai đoạn đó không, thì Đức Phật A Di Đà Ngài cũng tu hành như vậy, Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ cũng vậy. 
Nhưng Ngài Quán Thế Âm, Ngài Kim Cang Thủ - các Ngài tu hành  đắc lên bậc địa rất  cao,vì muốn cứu độ chúng sinh nên trụ cái thân Bồ Tát trong thời gian rất  lâu để độ chúng sinh.
Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng vậy, Ngài tu hành và đắc Bồ Tát địa rất  cao, nhưng Ngài vẫn trụ thân Bồ Tát trong thời gian rất  lâu để cứu độ chúng sinh. Nếu nghĩ về công hạnh hay là tâm của các vị Bồ Tát thì chúng ta không thể nghĩ bàn được. Các vị Bồ Tát trụ thế bao nhiêu lâu cũng được, hay trụ suốt thời gian luân hồi cho tới không còn chúng sinh nào bị giữ trong đó.
 Khi chúng ta còn đang trong giai đoạn tu hành và muốn được như vậy thì phải phát nguyện rất mạnh, mãnh liệt và chân thành để tương lai có thể trợ duyên cho các vị Bồ Tát trong cõi Tịnh Độ Cực Lạc để giúp các Ngài cứu độ chúng sinh.
Nếu chúng ta nguyện thì không nên nguyện những lời nguyện hạn hẹp nhỏ bé, mà nên có những hạnh nguyện rộng lớn thí dụ như để trụ trong cõi Tịnh Độ lâu dài, và để trợ duyên cho các vị Bồ Tát trong các công hạnh mà các Ngài cứu giúp chúng sinh, độ sinh. Như trong bộ sách này có nói lời nguyện trước khi con thành Phật giải thoát thì nguyện cho con được như các vị Đại Bồ Tát này, thí dụ như nguyện cho bất cứ chúng sinh nào nghe đến danh hiệu của con đều được cứu độ, hay là nguyện cho con thị hiện được vô số thân để cứu độ tất cả chúng sinh, và khi nguyện như vậy chúng ta phải nguyện nhiều lần một cách chân thành cho quen. Đức Phật A Di Đà khi Ngài còn tu chưa thành Phật, thì Ngài có nguyện là sau này khi Ngài thành Phật, nếu có ai mà cầu nguyện với Ngài thì sẽ được thành tựu mọi ước nguyện và sẽ được thanh tịnh nghiệp chướng. Trong lời nguyện này chúng ta thấy có câu là ai mà nghe danh hiệu của Đức Phật A Di Đà thì sẽ được giải trừ nghiệp chướng, sẽ được hộ trì khỏi mọi khổ nạn như nạn nước, nạn lửa, tai nạn, chết bất đắc kỳ tử, nạn trộm cắp, nạn ma ám... thì điều này cho thấy là khi nguyện với  Đức Phật A Di Đà  mặc dù chúng ta đã tạo nghiệp trong quá khứ và cái nghiệp của chúng ta đến lúc chín muồi nó sắp kết quả nhưng nếu nguyện với Ngài thì mình có thể tránh được những quả báo nó kết -  đây là những lời được chính Đức Phật Thích Ca giải thích rất rõ ràng. 

Trong phần kết thúc của lời nguyện này, khi ta nguyện với Đức Phật A Di Đà, chúng ta tán thán công đức của Ngài, kính lễ Ngài, nhờ vậy ta sẽ được sự hộ trì của Ngài trong đời này và tất cả kiếp sau, do sự gia trì của Ngài mà ta sẽ được sự kiết tường tốt đẹp... và  đắc được ba thân Phật: Hóa Thân, Báo Thân, và Pháp Thân và chúng ta sẽ giác ngộ được Pháp Tánh. 
Chúng ta cũng hiểu do năng lực của Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài mà những mong ước của ta sẽ được thành tựu, nhất là thành tựu được Phật Tánh tức là được giác ngộ Phật Tánh. 
Bây giờ chúng ta cùng nhau quán tưởng thật rõ ràng Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài trong Tịnh Độ Cực Lạc và chúng ta cùng tụng lời nguyện tiếp tục.

Mấy ngày qua Thầy đã giảng về bộ Lời Nguyện Vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc, điều chính yếu Thầy muốn nhấn mạnh là Thầy đã giảng về giới luật Kim Cang Thừa - những giới luật này cần phải được ôn tập ôn lại nhiều lần để nhớ cho kỹ, nhất là quý vị nào đang tập phát triển Đại Viên Mãn - Tối Thượng Thừa của Kim Cang Thừa, nếu muốn tu tập truyền thống Phật Giáo Tây Tạng tức là tu 3 thừa hợp nhất lại với nhau: Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, và Kim Cang Thừa, thì hành giả ít nhất phải giữ giới của Bồ Tát Thừa. Còn quý vị nào đã quen thuộc với giới Tiểu Thừa thì khi giữ giới Tiểu Thừa mình phải nhớ kỹ hành vi cư xử của mình, nói năng suy nghĩ phải hợp với giới hạnh giới luật , còn quý vị nào tu tập luôn nhớ nghĩ đến lợi ích của Phật Pháp, thì Thầy tha thiết nhấn mạnh một lần nữa là đừng bao giờ quên giới luật, giới luật mình phải nằm lòng, tự tâm mình thành khẩn phát ra. 
Khi Bồ Tát Tịch Thiên Shantideva tạo bộ luận ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ Ngài có nói một cách rất khiêm tốn là ngày xưa có những vị Tổ rất  lừng danh của phái Trung Quán [phái nói về Tánh Không] của Ngài Long Thọ Nagarjuna, trong đó Ngài có viết một câu rất khiêm tốn: ‘Tôi tạo bộ luận này không phải sáng tác điều gì mới lạ mà chỉ kết hợp lại những điều  tôi đã học hỏi từ các vị Tổ ngày xưa, cái này để cho sự học tập của riêng tôi, ích lợi của riêng tôi, chứ không có tham vọng gì hết" - đó là thái độ của Bồ Tát Tịch Thiên mà Thầy cho là rất đúng đắn của người tu học pháp - 

Trong đời  chúng ta từ nhỏ lớn lên học rất nhiều môn nhiều điều , học liên tục và bỏ ra nhiều công sức cố gắng. Trong tu hành Phật Pháp cũng vậy, nếu lâu lâu ta mới học một lần, học chút chút, rồi bỏ quên ,lâu lâu  học tiếp, thì  sẽ không thành tựu không đi đến đâu. Ta phải luôn luôn cố gắng - dù tu lâu hay mới tu - phải cầu tiến cầu học và  ôn tập những điều mình học ,việc học mới liên tục mới phát triển có kết quả như ý được. Những môn như thần học, Phật pháp... muốn thành tựu hay thông thạo thì người học phải có cư xử hành động đời sống thích hợp với môn mình học thì mình mói có thề thành công.

Khi chúng ta mới bắt đầu ,phải hiểu con đường tu ra sao.

Theo Đại Thừa muốn tu thành Phật thì hành giả phải trãi qua 3 a tăng kỳ kiếp (a tăng kỳ kiếp là 1 nhân cho lũy thừa 213) tích tụ phước huệ công đức tẩy trừ nghiệp chướng - tức là trong một thời gian dài.

Nhưng tu Kim Cang Thừa thì có rất nhiều phương tiện thiện xảo để thu ngắn thời gian, thí dụ vấn đề tích tụ công đức - chẳng hạn khi chúng ta bị nhức đầu thì lúc đó mình nghĩ tới tất cả chúng sinh ai bị nhức đầu thì mình đều nguyện xin thọ lãnh tất cả sự nhức đầu vào trong cái đầu của mình - đó là phương tiện thiện xảo để tích tụ công đức rất  mau - tóm lại nếu chúng ta dám thọ lãnh nhức đầu của tất cả chúng sinh và nếu dám xin thọ lãnh tất cả khổ não của chúng sinh vào cái thân mình thì mình sẽ tạo vô lượng công đức - đó là phương tiện thiện xảo Kim Cang Thừa. 

Một lần nữa tại tu viện bên Tây Tạng có lễ nhập thất và  lễ hội Jambhala cầu nguyện cho hòa bình kinh tế thế giới , có vài quý vị ở đây đã tham dự lễ hội này,  hầu hết chi phí tổ chức đều do Phật tử bên Hoa Kỳ cúng dường. Năm nay nghi quỹ tu tập sẽ được dịch ra tiếng Anh bởi sự phát tâm của Lama Sherab , quý vị cho một tràng pháo tay. Đôi khi chúng ta thấy người nào làm việc , mới nhìn qua tưởng dễ nhưng xét kỹ rất khó - như viec thông dịch - nhìn tưởng dễ nhưng thông dịch viên phải học nhiều năm, tập cho quen chuyển ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác, nó không dễ - dù ông thầy có giỏi đến cỡ nào chăng nữa mà không có ngôn ngữ để giảng thì cũng phải cần thông dịch viên, mà thông dịch viên làm việc nhiều bằng miệng, thành ra cần phải được nuôi ăn cho đầy đủ. 

Mấy ngày trước Thầy có giảng chúng ta đều có liên hệ xa gần với tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh trong vô lượng kiếp và mình đều có Phật tánh như nhau, đó là liên hệ xa. Còn gần là những người Phật tử. Còn liên hệ sát cạnh là tất cả những Kim Cang hữu của mình bởi vì chúng ta cùng Thầy, cùng đàn pháp cùng tu học với nhau. Vì liên hệ này nên trong tăng đoàn ta phải hòa thuận yểm trợ lẫn nhau, như hai ông thông dịch viên này làm việc khó khăn quý vị nên yểm trợ hai ông này. 

Chúng ta có kinh sách lời Phật dạy thì phải coi đây chính là khẩu của Phật.Những hình ảnh, tượng... của Chư Phật, ta phải tôn kính, đừng có quăng bừa bãi dưới đất đi ngang qua bước qua đạp lên, không quăng bừa bãi, không quăng vào thùng rác.
Chúng ta phải có thái độ tôn kính những biểu tượng thân, khẩu, ý của Chư Phật.

Hôm qua chúng ta nhận lễ quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Quy y Phật , chúng ta phải giữ giới Phật,  tất cả biểu tượng gì của thân Phật như hình, tượng, ta phải tỏ tôn kính và đặt hình tượng vào vị trí tôn kính. 
Quy y Pháp, bất cứ biểu tượng gì về Pháp chẵng hạn chỉ cần một chữ gì trong mãnh giấy cuốn kinh thì ta cũng phải tôn kính đừng quăng bừa bãi. 
Quy y Tăng, bất cứ biểu tượng gì về Tăng, ngay cả một miếng vải vụn xé rách hay áo tăng,  ta phải có thái độ tôn kính .
đó là giới khi nhận lễ Quy Y, chúng ta đã nhận giới thì phải giữ giới Phật, Pháp, và Tăng./.



http://www.hungkardorje.com/teachings/2007/seattle/amitabha.php - June 9-12, 2007 – Seattle -
Dịch từ Tạng sang Anh: Sherab Dorje ;
Dịch từ Anh sang Việt: Mr. Đạt 
ghi chép tiếng Việt : Menlha Kyid (Phan Kiều Oanh)
biên tập từ bài ghi chép: Orgyen Sam Tso (Phan Thu Bình)



Bốn ngày trọng đại nhất trong một năm

1- Ngày Phật thi triển thần thông (15/1 lịch Tây Tạng) - Chotrul Düchen
2- Ngày Phật đản sanh, thành đạo, và nhập niết bàn (15/4 lịch Tây Tạng)- Saka Dawa Düchen
3- Phật chuyển Pháp luân lần thứ nhất (4/6 lịch Tây Tạng)- Chökhor Düchen
4- Ngày Phật xuống cõi trần từ cõi trời 33 (2/9 lịch Tây Tạng)-  Lha Bab Düchen

OṂ A MI DE WA HRĪḤ

Đây là câu thần chú linh thiêng của Phật A Di Đà có năng lực bảo vệ hành giả khỏi những hiểm nghèo và chướng duyên, và vượt qua tất cả các chướng ngại trên con đường tu. Câu thần chú này còn giúp hành giả tăng trưởng tâm từ bi và lòng yêu thương, mang lại vô vàn phước lành mỗi khi tụng.
OṂ A MI DE WA HRĪḤ

Pháp Hội A-Di-Đà Oct 28 - Nov 3, 2015

Thầy Hungkar sẽ chủ trì Pháp Hội A-Di-Đà tại tu viện Longen từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11.

Phật tử khắp mười phương có thể tham gia Pháp hội bằng cách phát tâm cầu vãng sinh Tịnh Độ của Phật A-Di-Đà cho tất cả chúng sinh và trì tụng chú A-Di-Đà OṂ A MI DE VA HRĪḤ. Mỗi ngày sau khi trì tụng đăng nhập sô trì tụng vô đây:
http://www.hungkardorje.com/winterRetreat/amitabhavn.php

Pháp hội kết thúc vào ngày 3 tháng 11 là tháng Đức Phật xuống cõi trần từ cõi trời 33. Công đức của việc làm thiện hạnh sẽ tăng 100 triệu lần, do đó nên tận dụng tối đa thời gian nầy để hành trì tạo công đức.

Trì Tụng Minh Chú A-Di-Đà

OṂ A MI DE WA HRĪḤ

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Lời nguyện vãng sinh Tịnh độ cực lạc -Phần II - Lời Nguyện Bảy Chi (Amitabha: Aspiration to Reborn Dewachen Land)



Người tu Đại Thừa luôn giữ tâm thanh tịnh để có  Bồ Đề Tâm. Trong lời nguyện vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc ta tụng những lời nguyện thù thắng, trong đó đặc biệt có “Lời Nguyện 7 Chi “, có 7 phần.
Chi thứ nhất : lễ lạy. Ta quán tưởng Đức Phật A Di Đà ,quyến thuộc của Ngài, các phẩm tánh công đức (thân, khẩu, ý, giác ngộ) của các Ngài rồi thành tín lễ lạy bằng cả thân, khẩu, ý của mình. Từ tay phải Đức Phật phóng hào quang hóa hiện trăm triệu Đức Quán Thế Âm.Từ tay trái hóa hiện trăm triệu Ngài Tara. Từ tim phóng hóa hiện  trăm triệu hóa thân của Ngài Liên Hoa Sanh -đó là cách quán tưởng hóa hiện thần thông của Đức Phật A Di Đà. Trong tiểu sử Tổ Liên Hoa Sanh nói từ chủng tự HRIH tim của Đức Phật A Di Đà phóng hào quang đến hồ Dhanakosha thị hiện ra đóa hoa sen và từ đóa hoa sen mới hóa sinh Ngài Liên Hoa Sanh, thì hai điều này cũng tương đương với nhau không có gì khác biệt. Đức Phật A Di Đà có lòng đại bi , tâm Ngài luôn hướng đến lục đạo chúng sinh cứu độ tất cả chúng sinh với lòng từ bi tha thiết, và do trí tuệ toàn giác  mà Ngài biết hết từng tâm niệm của mổi chúng sinh một cách chính xác cho dù chúng ta nói cái gì nghĩ cái gì, trong từng tâm niệm một Ngài đều biết đầy đủ rõ ràng không lẫn lộn. Bất cứ ai  dù  phạm tội ngũ nghịch ...mà thành tín nguyện Đức Phật A Di Đà thì Ngài chú tâm và độ người đó đến Tịnh Độ Cực Lạc ngay cả chúng sinh đang lạc lõng trong thân trung ấm tức là cõi chết mà cầu nguyện Ngài thì Ngài cũng tiếp dẫn về Tịnh Độ Cực Lạc, chỉ trừ chúng sinh nào rời bỏ Phật Pháp  không thể độ được, còn tất cả chúng sinh khác đều độ được.
Chúng ta kính lễ Đức Phật A Di Đà bởi vì Ngài là Bậc Tối Thắng có khả năng độ cho ta đến cõi Tịnh Độ, ngoài ra năng lực Ngài sẽ trụ trong Tịnh Độ vô lượng kiếp và Ngài cũng có năng lực giúp chúng ta được trường thọ. Theo luật nhân quả khi thành tâm nguyện Ngài là  ta đã kết cái nhân với Ngài, chúng ta sẽ hưởng cái quả được Ngài độ đến cõi Tịnh Độ . Ngoài ra Ngài cũng giúp chúng ta được thọ mạng lâu dài sống cả trăm tuổi mà không bị chết bất đắc kỳ tử, thí dụ có người do nghiệp có thể sống 70 tuổi nhưng cũng có thể chết bất đắc kỳ tử tai nạn xe...nhưng nếu nguyện với Đức Phật A Di Đà thì Ngài có thể giúp cho khỏi bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử và được thọ mạng lâu dài 100 tuổi.

Kế tiếp chúng ta nghĩ tưởng đến những lời nguyện với Đức Phật A Di Đà một cách thành tín và lễ lạy Ngài , ta nên nghĩ dù có tài sản bằng 7 báu chứa đầy khắp cả hư không thì tài sản này cũng không quý bằng công đức được nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Ai nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà dù chỉ 1 lần thôi, nghe những công Đức của Ngài và phát tâm thành tín kiên cố thì từ giây phút đó người đó đã bước chân đi trên con đường bồ đề đặt chân lên con đường giải thoát đóng cửa ba cõi dưới không bị đọa vào địa ngục ngạ quỹ súc sinh - từ giây phút đó cho đến lúc giải thoát thành Phật  sẽ không bao giờ bị đọa sinh trong thân tướng xấu xí, mà luôn luôn được sinh trong thân tướng tốt đẹp đầy đủ các căn, không bị vướng vào thân nữ, sinh trong gia đình có thế lực, không bị sinh vào gia đình thấp kém, chúng ta suy tưởng như vậy tụng như vậy và kính lễ đảnh lễ Đức Phật A Di Đà.
xong phần lễ lạy Phật, ta  tụng danh hiệu Đức Phật A Di Đà và danh hiệu các vị Phật khác - đọc trong sự tỉnh thức và giữ chánh niệm - luôn trì giữ  hình ảnh cảnh Tịnh Độ Đức Phật A Di Đà mình quán, đồng thời nhớ nghĩa lời tụng.

Chi thứ hai: Cúng Dường:
- Cúng dường tất cả những gì ta sở hửu như : thân mạng /tài sản /tất cả thiện căn/ công đức / phước đức /cúng với tâm không ham tiếc bỏn xẻn / không hối tiếc không tính toán / khả năng có ít  cúng ít / có nhiều cúng nhiều không kiêu căng hay chơi nổi lấy tiếng /  tùy theo khả năng, nghèo thì cúng dường 7 chén hay nghèo nữa thì cúng 1 ngọn đèn. Ngay dân du mục Tây Tạng họ rất quý bơ nhưng không có nghĩa là đi cúng  bơ củ bơ thiu mốc đem ra cúng dường, còn bơ tốt bơ mới thơm tho thì giữ lại dùng. Nguyên tắc cũng vậy chúng ta cúng dường cái nào tốt đẹp nhất trong khả năng của mình , chứ đừng thấy món nào chê củ hay không muốn dùng nửa mà đem ra cúng dường cho khuất mắt - nếu có khả năng mình cúng dường vàng bạc, còn nghèo quá mình cúng dường đất đá miễn là có tâm thành tín thì sẽ tạo vô lượng công đức. Truyện kể có 2 đứa trẻ nô đùa dùng đất sét nặn ra vàng bạc châu báu trang sức ngọc ngà, lúc đó Đức Phật Thích Ca đi ngang qua, 2 hai đứa trẻ thấy Đức Phật nói là Ông này đẹp quá mình nên cúng dường cho Ông, và lấy những món đất sét đã nặn  để vào trong bình bát của Đức Phật, nhờ công đức đó với tâm thành tín , đứa trẻ này được tái sinh thành vị Pháp Vương tên Vô Não, và đứa trẻ kia được tái sinh làm tể tướng.
Đức Phật có lòng đại bi vô lượng cho nên Ngài có thể thọ nhận cúng dường của bất cứ ai bất cứ lúc nào, và tất cả sự cúng dường nếu ta có tâm thành đều có giá trị.

- Cúng dường thế giới vủ trụ : Mổi thế giới theo sự giải thích của Phật Giáo cấu trúc đều có núi Tu Di chính giữa ,chung quanh có bốn châu và các châu phụ -  chúng ta cúng dường thế giới  ta không cần phải tưởng tượng bởi vì nó sẵn, ta chỉ cần nhớ nghĩ  cúng dường thế giới này hay nhiều thế giới.

- Quán tưởng vật cúng dường - như pháp cúng dường Mandala : quán tưởng  8 món kiết tường, 7 món báu của chư Thiên như ngọc báu, bánh xe báu...,+ quán tưởng Tịnh Độ Đức Phật A Di Đà hiện ra trước mặt và chúng ta cúng dường cho các Ngài thì sẽ tạo rất nhiều công đức. Ta sắm sửa những gì tốt đẹp ta có được /những gì tốt đẹp ta có thể quán tưởng ở cõi trời, cõi rồng, cõi người...ta cúng dường cho Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài thì sẽ nhận được ích lợi vô cùng. Chúng ta tụng phần ‘thân tài sản’ đến phần ‘xin từ bi thọ nhận’. Nguyên tắc giống như Chi thứ nhất Lễ Lạy Chư Phật, ở phần cúng dường  cũng quán Phật Cảnh  - Tịnh Độ Đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ Tát ở hai bên, hàng Bồ Tát, hàng thánh chúng … đó là đối tượng chúng ta cúng dường, và khi tụng  nhớ quán hình ảnh cho rỏ ràng+ nhớ ý nghĩa / trước hết chúng ta sẽ tụng phần cúng dường Mandala,sau đó sẽ tụng phần cúng dường này.

Chi thứ 3: Sám Hối.
Sám Hối ác nghiệp tức là phát lộ những ác nghiệp và sám hối những nghiệp mình đã tạo. Trong bất cứ pháp tu nào cũng đều có cúng dường, lễ lạy... luôn luôn kèm theo pháp tu sám hối. Có 4 yếu tố giải nghiệp:

- Phát lộ sám hối - phơi bày tội lổi của mình ra không giấu giếm những nghiệp tạo trong thân, khẩu, ý. (Ba thân nghiệp : sát sinh giết hại chúng sinh, trộm cắp món mà mình không sở hửu , tà dâm)
(bốn khẩu nghiệp: vọng ngữ nói láo để gạt người, nói đâm thọc gây chia rẽ làm cho người ta gây gổ với nhau, nói lời thô tục hung dử hay nói lời làm người khác đau lòng kể cả đối với súc vật cũng vậy thí dụ như  mắng chưởi người ta cũng tính là lời thô tục (chúng ta tu hạnh Bồ Tát mà Bồ Tát là người nuôi lớn trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm lòng từ bi của mình, đối với chúng sinh chúng ta phải dịu dàng ngay cả đối với súc vật), nói lời tào lao vô bổ tức là nói chuyện tào lao thay vì để thì giờ đó để tu hành thì nó có ích lợi hơn.)

- ăn năn sám hối.
- Trừ bỏ không tái phạm.

(Ba thân nghiệp:Thầy muốn trở lại nói về ba thân nghiệp là sát sinh, trộm cắp, và tà dâm. Nói về sát sinh không chỉ thật sự sát sinh mới tạo nghiệp mà ngay cả khi mình xúi dục người khác sát sinh hay làm điều gì khiến người khác sát sinh vì mình thì cũng là tạo nghiệp sát sinh tuy mình không tự tay giết. Nói về nghiệp thì có rất nhiều loại: vô tình hay cố ý thì nó cũng tạo ra nghiệp, thí dụ mình mong người khác bị chết hay phải chết thì chỉ cái ý nghĩa đó thôi thì có thể nói  mình đã tạo ra nghiệp sát sinh phân nữa rồi, chúng ta là người tu Bồ Tát Hạnh phải để tâm thanh tịnh đừng bao giờ tạo những cái nghiệp như vậy ngay cả trong tâm trong ý của mình, thí dụ việc sát sinh  nếu mình tạo nghiệp sát sinh / lảnh quả báo 100% thì phải có đầy đủ ba giai đoạn: thứ nhất là có ý muốn sát hại người, thứ hai là giết người , và thứ ba là vui mừng khi người bị giết, nếu tạo đầy đủ 3 điều đó thì sẽ lảnh quả báo 100%, còn ngoài ra khi chúng ta làm từng phần chúng ta chịu trong đó. Gây những nghiệp khác cũng vậy, thí dụ  tà dâm đối với người đã có gia đình mà tùy theo ở trong ý muốn trong hành động thì tùy theo chúng ta sẽ tạo cái  nghiệp tương ứng giống như thí dụ mà Thầy vừa nói)

3 ý nghiệp:  (tạo ra bởi tâm ý) :
- tâm tham: bất cứ cái gì tốt đẹp của người khác mình đều muốn chiếm hữu, hay là người khác có cái gì tốt đẹp mà mình bực bội không thích không muốn cho người ta có thì cũng là tâm tham.

- ác tâm: muốn làm hại người khác bằng lời nói, bằng tâm sân hận.

- tà kiến: có cái nhìn sai lầm ngược ngạo - chẳng hạn không tin nhân quả /không cần biết đến nhân quả /không tin địa ngục/ không tin luân hồi...hay chúng ta làm thương mại mà không cần biết đến điều đó chúng ta mặc sức muốn làm gì thì làm thì đó là những nghiệp tà kiến. Có thể nói tất cả những nghiệp mình tạo ra đều bởi vì mình có cái nhìn sai lầm - tà kiến - nền tảng làm mình tạo nghiệp. Trong tất cả các nghiệp thì tà kiến là nghiệp nặng nhất, chúng ta phải phát lộ phơi bày tà kiến, ăn năn sám hối và quyết tâm trừ bỏ không tái phạm.

Cách phát lộ sám hối:
Ngay đời này ta đã tạo nhiều nghiệp về thân, khẩu, ý -  hay thập ác , nhẹ nhất cũng có tạo vài loại, còn vô lượng kiếp đến giờ thì ai cũng tạo 10 nghiệp ác về thân khẩu ý không chừa ai hết. Khi phát lộ sám hối ta không chỉ sám hối cho riêng bản thân mình mà sám hối tất cả nghiệp ác mà tất cả chúng sinh đã làm, đặc biệt sám hối luôn tất cả những ác nghiệp mà cha mẹ mình trong kiếp này và tất cả kiếp khác đã tạo ra, mình đều thay mặt sám hối hết, và để sám hối chúng ta cần sự chứng giám tức là ta quán Đức Phật A Di Đà và quyến thuộc của Ngài trong cõi Tịnh Độ chứng giám cho sự sám hối của ta, chúng ta sám hối  phát lộ phơi bày tội lổi ra, ăn năn, và trừ bỏ không tái phạm.

Tội ngũ nghịch và 5 trọng tội :

đây là những nghiệp rất nặng không nghiệp nào nặng hơn : giết cha mẹ, giết Thầy dạy đạo cho mình hay hàng thánh tăng A La Hán, hay không cần giết Phật nhưng có ác tâm làm cho thân Phật chảy máu. Người nào tạo tội ngũ nghịch khi chết liền tức thì bị đọa địa ngục. Bên Tây Tạng có người chỉ vô tình đụng xe làm chết cha mẹ mình thì tuy không tạo đầy đủ nghiệp thân khẩu ý nhưng cũng tạo nghiệp rất nặng huống chi là người tạo nghiệp 100%. Ta phải phát lộ sám hối tất cả những tội lổi đó.

Về 5 tội cũng nặng gần như tội ngũ nghịch tức rớt liền xuống địa ngục: giết tăng giết tỳ kheo tỳ kheo ni giết người tu hành / quyến rũ phụ nữ trinh tiết hay phụ nữ nào đã có nguyện giữ giới hạnh thanh tịnh mình cố tình quyến rũ người ta để người ta phạm tội tà dâm với mình  hay là một vị ni tu hành mà mình quyến rủ người ta bỏ tu thì tội cũng nặng. Tội thứ ba là phá chùa, tháp, tượng Phật.  Đức Phật có dạy là dù chúng ta có tạo tội ngũ nghịch nặng như núi Tu Di vẫn có thể sám hối được giống như ngọn lửa từ từ đốt cháy núi Tu Di. Nhưng nếu bỏ Phật Pháp (tội bỏ đạo) thì tội này ví như biển lớn biển cả chúng ta dùng ngọn lửa đốt biển không bao giờ tiêu nổi, không còn cứu được - đó là tội nặng nhất trong các tội.
Ngoài ra chúng ta phải cẩn thận đừng có mạo phạm Tam Bảo, nhiều người có thói quen thí dụ vô chùa đứng trước tượng Phật thề  ‘nếu tôi nói láo thì xin ngôi chùa này có cháy tiêu hủy, hay nếu tôi nói láo thì xin thề Đa Lai La Ma sẽ chết yểu’ - nếu chúng ta dùng đối tượng Tam Bảo để thề thốt như vậy thì tội rất nặng .

1 tội khác nặng hơn tội giết hại tất cả chúng sinh trong tam giới : đó là tội đối với bậc Bồ Tát. Chử này có nhiều nghĩa tức là tội mắng chưởi nói xấu hành hạ hay làm cho vị Bồ Tát phải khổ sở. Bậc Bồ Tát không phải là người phàm, thành ra chúng ta phạm tội với Bồ Tát thì tội rất nặng, nặng hơn tội giết hại chúng sinh trong tam giới. Làm sao mình biết ai là Bồ Tát ? mình không biết thì tốt hơn hết đừng nên tạo tội đối với tất cả mọi người là hay hơn hết,  nói năng tử tế dịu dàng thành thật là bảo đảm hơn hết vì mình không biết ai là Bồ Tát lỡ mình nói ẩu tả mạo phạm là phiền vô cùng.


Tổ Khai Mật Tạng Đại Pháp Vương Jigme Lingpa có viết  bộ luận  ‘Công Đức Thù Thắng’  nói về thân người quý báu và những cái khổ trong luân hồi. Từ vô thủy  đến giờ chúng sinh trãi qua vô lượng khổ não không biết bao nhiêu kiếp và qua tất cả các cõi thí dụ trong cõi súc sinh chúng ta đã từng làm chim làm nai làm thú vật cũng đã từng bị săn đuổi bị bắt giết làm thịt, và mãi cho đến bây giờ cuối cùng chúng ta mới có được thân người, nhưng chúng ta vẫn phải chịu rất nhiều khổ não thí dụ như  bệnh tật, bị người khác hà hiếp, nhưng chúng ta vẫn chưa giác ngộ được thực tánh của mình mà vẫn tham lam tạo nhân khiến chúng ta cứ quay lại đọa trong luân hồi , bởi vì chúng ta vẫn cứ ngu si vẫn bị vô minh sai khiến. Giờ chúng ta đã gặp chánh pháp đã nghe đã hiểu đã học , biết tại sao phải tu hành.










Lời nguyện vãng sinh Tịnh độ cực lạc -Chướng ngại cho việc phát triển Bồ Đề Tâm/ Ba yếu tố phát Bồ Đề Tâm / Vãng Sinh Tịnh Độ Cực Lạc (Amitabha: Aspiration to Reborn Dewachen Land)


Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Moscow's Teachings 2015

http://original.livestream.com/hungkardorje2012teachings/video?clipId=pla_66b003f9-efc1-414f-a854-b009d3591300
Moscow's Teachings 2015 - (Song Ngữ Anh Việt)

15':15 - So, we have this chance to discuss about Dharma, to discuss about the method to bring peace in life. I came here last time. And this is my second time to come here to meet many of you, and it is very nice to meet you again today in ? It was very lovely reception ceremony. It is very respectful and very nice. So, I am very much appreciated.
(nghe âm thanh tốt từ phút 17:20 trở đi )

17':34 - Buddhism is a very great tradition and the subject when we’re talking about Buddhism, we can talk for many days or many months. But, in fact, withinmany many years to study Dharma. So, we can’t be very great well-learned. Butwhen it comes to Dharma, then Dharma is about how to take care of one’s ownlife or one’s own mind. But Dharma is more than that, it’s not only something thatis good for one’s own mind - How to tame the mind? How to make peace in themind? That is all about Dharma.

20':32 - The difficult practice is, of course, to tame ourwild mind when we say about our own mind very wild, very untamable. Therefore,we need Dharma to make it peaceful. So, it is not easy. Of course, there are somuch negative tendencies in our mind. And we’ve kept that kind of tendency inour mind for constant times. Therefore, we have very strong habitually tendencies. So, it is very difficult to make changes in the mind. But, since we have the best method to make change in the mind – the Dharma. The Dharma is thebest method or remedy to reduce negative emotions and negative thoughts in themind. So, we need to apply, to practice it diligently, and we also need to hearabout the ways how to make peace in the mind, which is the meaning of Dharma,which is the meaning of practicing Dharma.

25':33 - There are many traditions ofBuddhism in the world. Of course, we are somehow different because of theculture differences. People have different ways of understanding things. Andpeople have different ways of doing things. But also the similarity is we all havethe faith in Buddha and Dharma. So, the similarity between the two traditions is to pay respect to Buddha, to show respect to Guru, and to Dharma; and to be veryfaithful, and to be an honest person, and to be careful in our own actions. That isthe similar part in between different types of people in the world because of thesame essence of Dharma that we’ve shared.

28':46 - I think it can be very nasty or badwithout understanding some reality or some method like Dharma. Withoutknowing Dharma, many people whose life is dark. They do not know where to go,they’re stuck in somewhere, or they are lost somehow. Because people are saidthat when they do not know how to take a correct path, then, they’re confused,they’ve gone the wrong path, and they are hurt and they are sad. It’s not a lie butit is a reality for many people. Even ? still makes difference. If you understandabout Dharma, if you have some understanding about karma, especially Causesand Effects, especially Interdependent Origination. These are very useful and verypractical knowledge in one’s life.

33':06 -What makes me to think that Vietnamese peopleare nice is your faith in Dharma. It is always very nice to think or to see yourunderstanding in Dharma, and respect in Dharma. There are many people who aregood people, but somehow they are lacking in understanding of Dharma. So, theymake a lot of mistakes, and they make their life so dark or even darker due totheir ignorance. As long as there is understanding of Dharma, there is someknowledge or wisdom. So, Dharma is about wisdom, and Dharma is something tobring wisdom into your life and into your mind. As long as there is a little Dharma,there is some wisdom, there is a hope. Therefore, to have that kind of faith inDharma is a very special quality of the person.

37:25 - The history of Buddhism, somehowit  is  interesting.  When  Buddha  became  enlightened  person  and  tried  to  give teachings,  it  was not very easy for  him, even though a Buddha,  to spread histeachings in India. But Buddha was very different, very qualified, very wise, andvery compassionate. Therefore, his power, his intelligence was unmeasurable. So,somehow he was able to establish Buddhism in India. And Buddhism has beendeveloped. But, then of course we also can look back to the time, the early timesof history of Buddhism in India, for example, Buddhism was very powerful butthen it was downwards and destroyed. I  remember or I’ve heard many storiesabout how Buddhism was in Tibet in 1940 – 1970, Buddhism was very weak, andalso the faith in the religion was so bad at that time. And people always criticizedthe people who are the religious people.  They said superstitious people.  Theyhave many ways to criticize that kind of people. But then now, there are a lot ofpeople,  powerful people,  intelligent people,  rich people that  Buddhism is veryvaluable. So, the history of Buddhism is changing and changing all the time. Butthis time of times is different from that of many years ago. And now especially alot of people in the world, not only Tibetans or Vietnamese, but a lot of otherpeople are starting to learn and practice Dharma at this time because of their obstacles,  problems,  and sadness in the mind.  There is  no other way to solvethese kinds of problems but to practice Dharma. Therefore, what I want to say is, you  are  here  today  to  practice  Dharma,  and  try  to  understand  Dharma  issomething  good and something correct.


45:50-Therefore, believing in religion generallyand especially like past life or next life, Causes and Effects, negative karma bringsnegative result - unhappiness; and good action brings happiness and good result.This is not only a religion thing, but this is a reality, this is the nature of things. So,to  understand  the  reality,  to  understand  the  nature  of  things  is  not  only  thebelieving  but  is  wisdom.  Therefore,  we  need  to  develop  our  understandingcorrectly and better. Without enough understanding of the reality of things, weare sometimes confused when facing problems or obstacles, then we are hurt, wedon’t know what to do, and we’re just sad. But with enough knowledge here -wisdom, then there is always a way go thru difficulties, obstacles, and problems.To  study  about  Dharma,  and  to  study  more  about  Dharma  is  actually  tounderstand more of  one’s  own life  and how to solve problems in the life.  So,basically  speaking,  learning  Buddhism  is  learning  more  about  wisdom,  andlearning oneself how to be smarter and more intelligent.

51:56 - When not understandingDharma or qualities of Dharma, methods taught in Dharma, the only thing we can do is we have to face difficulties or obstacles; but the way we do it, the way weface it, or meet obstacles, we’re sometimes upset or very angry, very unhappy; sothere’s no balance in the mind. The mind is always distracted by these thoughts.But by knowing good practice in Dharma, there is always a way to take care ofthese things nicely and peacefully, not only that but we can make ourselves betterperson and also better in our mind and better people around oneself. So, that kindof Dharma or practice has such benefits. We always need this kind of methodbecause our mind is always distracted. We don’t have enough strong remedy inthe  mind.  Then  the  mind  is  always  running  after  something,  chasing  aftersomething very emotionally and very unhappily; up and down all the time, not ina certain level, and not in peace at all. But, when someone is doing good Dharmapractice, when someone is keeping the balance in the mind, tries to be peacefulall the time, concentrated, mindful all the time. This is very important. Having thiskind of quality is very important in our life in order for us to keep happiness in themind, to keep peace in the mind.

58:00 -Generally speaking, when we have problems inour mind, sometimes we want to express, or to show our feelings, our emotions,and that also bring unhappiness in the environment because when you show your emotions, you probably show your sadness, anger, jealousy, whatever...sometimeswe want to hold our situation in the mind, to hold and hold until we cannot hold itand we disrupt it. All of these ways of doing things in our life, the way we controlour emotions are not the best way. But Buddhism teach us how to control ouremotions in a peaceful way, for example, when you want to express your anger tosomeone, then instead of expressing your anger, you should show your kindnessand control your anger by not only holding it, but by practicing patience also; byunderstanding  the  negative  part  of  anger  and  the  result  of  anger,  and  try  tonaturally understanding the negative part, so that we naturally want to reducethat kind of emotions, and also understanding the qualities of patience, and theresult  how much good result  that  patience can bring.  Then,  of  course we canalways establish an interest in patience, enthusiasm in patience so that we alwayswant  to  be  patient.  And  practicing  in  patience  naturally  reduces  anger,  andnegative  thoughts.  So,  your  life  or  your  mind  will  be  peaceful  naturally  bypracticing patience. So, patience is such good quality, such good power in all ofthese good remedies, good methods taught in the teachings of Dharma.

01:05:55 Kindnessis  something  very  powerful.  The  most  kindest  person  is  the  Buddha  and
Bodhisattva Avalokiteshvara. And Buddha said that nothing is a problem for himbecause of his kindness. Nobody, no sentient would make any unhappy to theBuddha because of his kindness. Avalokiteshvara also said the same thing, there’sno problem for him to stay in samsara until the samsara is empty.  There’s noproblem for him to stay that long to deal in with different problems, to deal inwith different beings. But because of his kind compassion, he is very happy, he iswilling  to  do anything,  everything for  all  sentient  beings  without  sadness  andwithout any conditions. It’s not only that  but  he is very peaceful in this way, hismind is never distracted, because of his very powerful compassion; even thosebad people, bad beings try to destroy him, try to attack him, but he thinks that’s afun, something nice to see because his mind is always very calm, very peaceful.Nothing can distract the mind of Avalokiteshvara mind because of his compassionas he said. Therefore, we want to be like the Buddha and like our Avalokiteshvarawho is very steadable and very calm, very peaceful at any time, in any circustancesor problems. What makes that kind of quality is patience, also compassion andkindness.

01:12:15- It took many years or a lot of time for our Avalokiteshvara to develop his compassion like that. At the beginning, Avalokiteshvara had difficulties to develophis compassion, his kindness to all sentient beings, because sentient beings werevery aggressive to him, even though he was trying to be very kind to them, but inreality they were very negative. Therefore, many times that our Avalokiteshvarawanted to give up on his compassion development, and in fact one time he said:“I would give up on my compassion development”. And then, Amitabha appearedin  front  of  him,  and   convinced  him to  develop  his  kindness,  his  compassioncontinually,  so  that  he  would  be  able  to  develop  his  compassion.  So,Avalokiteshvara was depend on Amitabha to develop his compassion. Such greatBodhisattva as Avalokiteshvara needs a good accompany like Amitabha. So, for us,as ordinary people, of course, we need a good source, good companion like ThreeJewels: Buddha, Boddhisattva, Dharma to rely on. And it is very important to dothis way and to see this way. When we take refuge on the Three Jewels, we say: “Itake refuge in the Buddha as my teacher. I take refuge in the Dharma as my path.And I take refuge in the Sangha as my special friends. To do this way is a great wayto protect oneself  able to be greater person because we always need, I  hope,supporter.  Without  these  conditions  we  are  not  able  to  be  independent  byourselves to go on the path, to serve benefits to other sentient. So, having faith in Buddha, Dharma, and Sangha is a very good step to do.

01:21:12- We need to learn that topractice Dharma is not very simple and is not easy. Therefore, we need to prepareto practice Dharma diligently. Without enough diligence, then there are a lot ofdifficulties to develop our practice in Dharma, like our Avalokiteshvara, he alsohad many difficulties. So, we need to go to the same way it is not like that todevelop compassion for 1 or 2 days, but we need to understand that something todo  forever  until  we  really  reach  that  kind  of  level:  “I  will  not  give  up.  I  willcontinually  to  practice Dharma and practice compassion and kindness like ourAvalokiteshvara. How he did it.  I’ll  do it.  We need to have this understanding.Some  people  sometimes  think:”  Buddha  is  very  very  powerful  and  very  verycompassionate, so He can give me everything I need”. This is not like that, becauseBuddha says:”I teach you to go to liberation, but liberation depends on yourself,it’s basically depends on you, not on Buddha, but on yourself. It is very importantto understand that and also to apply that way so that we will continually practiceit. Otherwise, a lot of desires in our mind even we practice Dharma. We want to achieve  in  a  very  short  time,  and  then,  at  the  same  time  we  have  a  lot  ofignorance in our mind and a lot of distraction in our mind. When we do not reachthat point at a certain time that we wish in the mind, we get upset. This is not abest way of doing practice of Dharma. Doing practice of Dharma is based on suchall of these qualities as understanding, patience, and diligence. If we don’t have allof these qualities, it’ll be very difficult. Therefore, Buddhism, of course, is aboutunderstanding the interdependent origination. When there are not enough causesand conditions, there are no results. This is idea of cause and effect, and this isessential  point  of  Buddhism.  So  to  be  a  Buddhist  practitioner  is  basically  tounderstand the cause and effect and interdependent origination. Without of thisunderstanding, it is difficult to really practice Dharma well. Therefore, we need tolearn more and more,  and focus more on the causes,  not  on the results.

 01:32:09- Thehuman life was born under desire and attachment. As long as there’s human life,human mind, there’s always desire and attachment. As long as there’s desire andattachment, there’s problem. The desire and attachment are problem maker, themain cause to bring obstacle. So, to practice Dharma to reduce or to ?the mind toempty. This mind is full  of negative thoughts and desire. When there is low ofdesire and attachment, there’s more relaxation and more peace in the mind that we can see basically. The problem is we do not try to reduce, try to work, or try tochange this kind of desire of mind. Instead of emptying the mind, we are fillingmore our mind with many negative thoughts. But Buddhism indicates: Do that, dothis,  how to make your mind more peaceful,  how to make your mind fresh orempty.  Because  you’re  following  your  negative  thoughts  now  you’re  unhappy,because your mind is full  of negative thoughts. If you want to be happy, morepeaceful,  you  should  make  change  in  your  mind,  you  reduce  your  negativeemotions in your mind so that you’re warmer in your mind and also you are ableto relax somehow. This is how we understand Dharma, and this is how Dharmagives us direction and teaches us how to be peaceful.