Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Nền tảng Phật giáo từ đại thừa đến Kim Cang thừa

Xem tất cả : http://www.youtube.com/user/phanthubinh
các clip Lama Đạt phiên dịch bài " Nền tảng Phật giáo từ đại thừa đến Kim Cang thừa"

(10) Tổ Long Thọ nói một con người không thể tự hiện hữu, cũng không phải tự nhiên có, cũng không phải do ai hay đấng nào tạo ra mà con người do cái thức của mình nhận biết là mình có tự hữu . Đó là “nhân vô ngã” là vậy. Áp dụng vào các pháp (hiện tượng bên ngoài mà tâm thức mình nhận biết được như sông núi cây cỏ v v…) cũng vậy, khi chúng ta thấy được nguyên tắc “nhân vô ngã” rồi thì các pháp bên ngoài cũng vậy , khi nào thấy được nhân vô ngã và pháp cũng vô ngã, lúc đó chúng ta mới có thể nói chúng ta biết quán chiếu về tánh không. Nếu thấy mình là vô ngã, và chúng sinh cũng vô ngã, chúng ta mới có thể từ từ tu và đạt tới chánh giác (quả giải thoát rốt ráo). Còn nếu không thể tu đến rốt ráo, không biết về tánh không, không biết tư duy suy nghĩ quán chiếu về "nhân, pháp vô ngã"  (để thấy "nhân, pháp không có tự hữu"  ) thì thực sự chúng ta chỉ có quy y và có lòng tin tam bảo thôi, chúng ta rất khó có thể đạt giác ngộ và có thể gặp nguy hiểm là lọt vào thế gian pháp. Ở đây Thầy thấy có nhiều người trẻ và mới, nếu giới thiệu về giáo lý “tánh không” cũng còn sớm và rất khó hiểu tri kiến về “tánh không”. Nhưng những người tu lâu thì Thầy khuyên nên quán chiếu sâu hơn về “tánh không” để có thể tiến tu tiếp. 


Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Hungkar Rinpoché/An account of my history, my activities and our motivation





I wish to thank you all for all the kind support and help you have given me through the years, and I would also like to tell you a little about the monastery.
Tibet is called the roof of the world. It is a beautiful vast land with high mountains, pure water, clean air, blue skies, and white clouds. It is a country where Buddhism prospers, with Buddhists everywhere, and where monasteries are as numerous as flowers in summer. On the other hand it is a country that is undeveloped and poor, where travel is difficult, the wind is freezing, and the weather unpredictable.

Golog


The Golog region is an awesome land that is one of the six districts of Qinghai and is south of Qinghai's vast, bright Lake Kokonor. Golog is 77,000 square kilometers in area with a population of about 160,000, over 150,000 of whom are Tibetans. Golog is comprised of six counties and its political economic and cultural center is the town of Dawu.
The beautiful Amnye Machen Mountain reaches a height of 6,282 meters (20,605 feet). Golog has many mountains: snow mountains, rocky mountains, forest, and pasture covered mountains, and grassy plains. It is the source of the famous Yellow River that first winds through Golog. There are numerous rivers and great and small lakes. In this natural environment roam high altitude animals: snow lions, snow leopards, wild yaks, kiang, the Tibetan antelope, and graceful herds of deer. The principal livelihood of the nomadic population depends on their herds of yak and sheep.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

LỜI TỰ SỰ CỦA ĐẠO SƯ HUNGKAR

Đôi lời về những hoạt động của tôi và động cơ của chúng ta 
Tôi xin cảm ơn tất cả những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu của các bạn đã dành cho tôi trong suốt những năm qua, và nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn đôi lời về tu viện.
Tây Tạng vốn được mệnh danh là nóc nhà của thế giới. Đó là một vùng đất bao la tuyệt đẹp với núi đồi chập chùng, nguồn nước tinh khiết, không khí trong lành, trời cao trong xanh lãng đãng những làn mây trắng. Đó là một vùng đất nơi Phật giáo rất hưng thịnh, nơi ta có thể bắt gặp những người Phật tử ở bất kỳ đâu và số lượng tu viện thì nở rộ như hoa mùa hè. Song đó cũng là một vùng đất nghèo nàn và kém phát triển, giao thông đi lại rất khó khăn, khí hậu thay đổi thất thường và phải hứng chịu những cơn gió lạnh thấu xương.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

TỨ QUY Y





"Con xin quy y Thầy,
Con xin quy y Phật,
Con xin quy y Pháp,
Con xin quy y Tăng,"

Trong tất cả các trường phái Phật giáo thì chúng ta có quy y Phật,Pháp và Tăng. Nhưng trong trường phái Phật giáo Tây Tạng thì chúng ta quy y thêm đối tượng quy y thứ tư : đó chính là Lama (Bậc Thầy hay Đạo Sư dẫn dắt , Đạo Sư tâm linh) , người ta cho rằng sự giải thoát hoàn toàn nương tựa vào Bậc Đạo Sư bởi vì trong quá khứ,trong rất là nhiều câu chuyện Phật giáo, những lịch sử của các đại đạo sư chứng ngộ, tất cả các đại đạo sư chứng ngộ đó đều nương tựa vào thầy mình và nhờ thầy mình hướng dẫn, ban phước và chỉ dẫn mà họ đạt đến giác ngộ. Chính vì thế bậc thầy vô cùng quan trọng và sự giải thoát của người học trò nằm hoàn toàn trong tay của bậc thầy, trong sự ban phước của bậc thầy. Và vì thế đạo sư gốc là vô cùng quan trọng và đó chính là lý do tại sao các đạo sư Tây Tạng đã thêm vào trong cái phần quy y là: quy y Bậc Thầy - tức là tứ quy y.

Sơ nét phương pháp hành trì Mật tông Tây Tạng



Đường vào Mật tông gồm có nhiều bậc. Hành giả trước tiên phải trải qua nền tảng tu tập giáo lý của Tiểu thừa lẫn Đại thừa, rồi mới tiến vào giai đoạn của Kim Cương thừa. Theo lời dạy của Đại sư Tulku Nyima Rinpoche thì: “Ai cũng muốn đi cho nhanh, nhưng phương pháp mau chóng nhất để thành tựu là đừng đốt giai đoạn, cũng đừng nhen nhúm ý tưởng muốn đốt giai đoạn. Vì đốt giai đoạn xong thì sẽ vấp ngã; vấp ngã xong thì uổng phí biết bao thời giờ, cuối cùng sẽ còn đi chậm hơn nhiều kiếp nữa!”

Truyền thừa & Hóa thân / Cổ Mật & nhất mạch truyền thừa

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kim cương thừa có khởi nguồn từ Ấn Độ và xuất hiện trong thời kỳ đức Phật Thích ca Mâu ni.


Ngài Liên Hoa Sanh (hóa thân của Phật Thích Ca (và A Di Đà) 600 năm sau)
Bức tượng 135 feet của ngài Padmasambhava, Bồ Tát Liên Hoa Sanh,
người đưa Phật giáo vào Tây Tạng, tại Samdrupse miền nam Sikkim,
quốc gia nằm hướng đông của dãy Hy Mã Lạp Sơn.
(vùng biên giới giữa miền Tây Bengal và Sikkim. Đây cũng là giao điểm lý thú giữa Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng và Bhutan)
Sau đó Mật tông được truyền sang Tây tạng và một số nước khác. Thời kỳ của vị vua Trisong Deutsen, Tổ Liên Hoa Sanh cùng nhiều vị đại học giả của Ấn độ đã được mời tới Tây tạng để dịch các kinh sách Phật giáo, trong đó có kinh sách của Kim Cương thừa. Từ đó xuất hiện dòng phái Nyingmapa (Cổ Mật ).
Dòng truyền thừa Longchen Nyingthik được các bậc Tổ sư của phái Cổ Mật truyền dạy. Trong tất cả các vị Tổ của dòng Dzogchen Đại Viên mãn thì những vị vĩ đại nhất phải kể đến là Đức Guru Rinpoche, Vairochana, Longchenpa. Đây là những vị Thầy quan trọng nhất trong lịch sử của dòng Cổ Mật.

Ngài Longchenpa (Longchen Rabjam)
Chữ “Longchen Nyingthik” được lấy từ tên của tổ Longchenpa ( Longchen Rambjam) . Ngài là một trong những vị đã đạt được chứng ngộ cao nhất của Dzogpa Chenpo, tức là đạt thân cầu vồng ngay trong cuộc đời này. Ngài là một đại học giả Phật giáo rất nổi tiếng và Ngài cũng nổi tiếng bởi trí tuệ siêu phàm. Ngài đã thông đạt được tất cả các giáo lý vĩ đại mà đưa Phật để lại. Tuy nhiên, tinh túy, tinh yếu của toàn bộ tri kiến của Ngài được Ngài gọi là “Dzogchen”. Và “Nyingthik” có nghĩa là tâm yếu/tinh yếu/giọt tinh, là tâm yếu của Longchenpa, của chân như.